Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trạm thu phí BOT An Phú do Công ty Cổ phần Vật liệu và Xây dựng Bình Dương (M&C) làm chủ đầu tư. Trạm nằm trên đường ĐT743, phường Phú An, thị xã Thuận An – một trong những tuyến đường huyết mạch của tỉnh Bình Dương.
Theo phản ánh của người dân, việc đặt trạm thu phí trên đường ĐT743 đã gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng do đây là tuyến đường có lượng lớn xe tải, xe container lưu thông.
Mặc dù cảnh sát giao thông đã được bố trí làm việc liên tục nhưng tình trạng ùn tắc vẫn không thể giải quyết được.
Trước tình hình đó, tháng 8/2016, UBND tỉnh Bình Dương đã quyết định mua lại trạm thu phí An Phú giá gần 30 tỷ đồng. Không những thế, UBND tỉnh còn xóa bỏ luôn trạm này đồng thời chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án hạ tầng giao thông từ thu phí hoàn vốn sang không thu phí.
Theo Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Lượng, sở dĩ tỉnh mua lại trạm thu phí An Phú là vừa để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, vừa để mở rộng con đường huyết mạch lên 6 làn xe.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cũng khẳng định: "Mua lại trạm thu phí An Phú là vì sự phát triển chung của tỉnh, không vì lợi ích của nhà đầu tư mà cố cho thu phí".
Được biết sau khi mua lại, UBND tỉnh Bình Dương đã lập tức bàn giao trạm thu phí cho Tổng công ty Becamex IDC (trực thược UBND tỉnh) thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường.
Theo đó, ngoài việc mở rộng, tuyến đường này còn được xây bổ sung các cầu vượt tại các nút giao là điểm nóng thường kẹt xe như ngã sáu An Phú, ngã tư 550 và nút giao Sóng Thần. Tổng chiều dài dự án là 12,3 km với vốn đầu tư lên đến 1.330 tỷ đồng song khi dự án hoàn thành, Bình Dương vẫn không mở lại trạm thu phí.
UBND tỉnh Bình Dương cũng đang đầu tư thực hiện nhiều dự án giao thông quan trọng khác với vốn đầu tư từng dự án lên đến hàng ngàn tỷ đồng, chẳng hạn như đường Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng dài hơn 64 km, là trục đường kết nối quan trọng của Bình Dương và của khu vực Đông Nam Bộ với vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, 2 tuyến đường ĐT 746, ĐT 747B cũng đang được mở rộng thành sáu làn xe với tổng chi phí gần 1.500 tỷ đồng.
Trạm BOT Bờ Đậu là một phần của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km 75 - Km 100. Dự án do Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) triển khai với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng.
Theo phương án đã được phê duyệt, Dự án sẽ có 2 trạm thu phí, đặt cách nhau khoảng 1 km. Một trạm đặt trên đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, trạm còn lại (BOT Bờ Đậu) đặt trên Quốc lộ 3 cũ.
Theo phản ánh của người dân, vị trí đặt trạm Bờ Đậu là bất hợp lý, khiến các chủ phương tiện từ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đi huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) theo Quốc lộ 37 dù chỉ đi qua trạm BOT 2 km vẫn phải mất phí toàn tuyến.
Người dân cũng cho rằng Quốc lộ 3 chỉ nâng cấp đường mà thu phí bằng đường mới là vô lý.
Do vậy, vào tháng 7/2017, người dân các địa phương lân cận trạm thu phí Bờ Đậu đã dán băng rôn lên xe ô tô và diễu hành phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng dỡ bỏ trạm.
Lo ngại xảy ra tình trạng như ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết điều chỉnh hợp đồng BOT đã ký với nhà đầu tư.
Cụ thể, tỉnh đề nghị Bộ dỡ bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu (đặt tại Km77+922,5 Quốc lộ 3 cũ, huyện Phú Lương), thay vào đó cho phép nhà đầu tư thực hiện mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đặt trạm thu phí trên đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và đường Thái Nguyên – Chợ Mới.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ ngân sách trung ương cho nhà đầu tư phần doanh thu bị giảm do xóa bỏ trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ, kéo dài thời gian thu giá, tạo điều kiện hoàn vốn, tránh nguy cơ phá sản cho nhà đầu tư và tránh bức xúc trong nhân dân.
Trước đó, vào tháng 10 và 11, liên danh chủ đầu tư Cienco4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc đã hai lần kiến nghị Thủ tướng cho phép thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 theo hình thức hợp đồng BOT.
Từ khi tuyến đường hoàn thành đến nay đã 9 tháng, nhưng việc thu giá dịch vụ chưa được thực hiện. Nhà đầu tư bị lỗ 160 tỷ đồng để trả lãi ngân hàng và quản lý bảo trì tuyến đường.
Liên danh cũng đề cập đến việc có thể phải đóng đường, tạm thời ngừng vận hành khai thác dự án trong khi chờ được tổ chức thu giá dịch vụ hoàn vốn, do không đủ kinh phí để chi trả cho đơn vị quản lý và bảo trì tuyến đường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.