'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022, theo đó, CPI tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 7 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,44%.
Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng chủ yếu do giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng.
Tháng 7/2022, trong số 11 nhóm hàng hóa tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng hóa tăng giá so với tháng trước, trong đó 3 nhóm hàng hóa tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,37%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49%.
Trong tháng 7/2022, chỉ riêng nhóm giao thông là giảm giá 2,85% so với tháng trước, làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào các ngày 1/7; 11/7 và 21/7, làm cho giá xăng dầu giảm 8,68% so với tháng trước, giá dầu diezen giảm 4,03%.
Tính chung, CPI bình quân 7 tháng năm 2022 tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Tổng cục Thống kê đưa ra 5 nguyên nhân làm tăng CPI 7 tháng đầu năm, bao gồm:
Thứ nhất, giá xăng dầu được điều chỉnh 19 đợt, trong đó có 6 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 2.780 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.520 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.280 đồng/lít.
"Bình quân 7 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 49,75% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,79 điểm phần trăm" - Tổng cục Thống kê nêu rõ.
Thứ hai, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 7 tháng năm nay tăng 23,78% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm.
Thứ 3, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 7 tháng tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm.
Thứ 4, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 7 tháng tăng 7,84% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.
Thứ 5, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 7 tháng đầu năm 2022 tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.