Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra TW vào cuộc kiểm tra 'siêu dự án' Đại Ninh

Đức Hoàng - 08/03/2024 22:16 (GMT+7)

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Vụ Địa bàn VII - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tiến hành kiểm tra một số nội dung liên quan đến dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.

VNF
Khu đô thị Đại Ninh. Ảnh: Vietnamnet

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo HĐND tỉnh tình hình thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.

Theo báo cáo, dự án này được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh vào ngày 30/12/2010

Diện tích thực hiện dự án 3.595,45ha (trong đó diện tích mặt nước là 1.959,87ha) nằm tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tiến độ đầu tư từ năm 2010 đến 2018.

Dự án này đã hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư (thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quy hoạch) và xây dựng một số hạng mục công trình (1 hội trường diện tích 100 m2, 1 hội trường phần thô, 15 căn nhà chuyên gia); san gạt đường giao thông (đường đất) và một số đoạn đường rải đá cấp phối.

“Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Vụ Địa bàn VII - Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra một số nội dung liên quan đến dự án”, UBND tỉnh Lâm Đồng báo cáo.

UBND tỉnh dẫn Kết luận số 929/KL-TTCP ngày 12/6/2020 của Thủ tra Chính phủ rằng, sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất năm 2012, Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh không thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 16/4/2014 của UBND tỉnh là 158 tỷ đồng/238 tỷ đồng và số tiền chậm nộp là 104,2 tỷ đồng (dù được đôn đốc nhiều lần); còn nợ đọng số tiền bồi thường tài nguyên, môi trường rừng với số tiền 6 tỷ đồng.

Trong quá trình quản lý, sử dụng đất, chủ đầu tư để người dân tái lấn chiếm, vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2013. Ngoài ra, khi triển khai dự án, Công ty này còn vi phạm trật tự xây dựng (xây dựng Hội trường không phép, 15 căn nhà chuyên gia không có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được phê duyệt, không có Giấy phép xây dựng…).

UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị trong thời gian tới: “Các sở, ngành và UBND huyện Đức Trọng thực hiện nhiệm vụ sau khi có kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Vụ Địa bàn VII - Ủy ban Kiểm tra Trung ương”.

Liên quan đến dự án khu đô thị Đại Ninh, nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý. Vừa qua, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ. Ông Trần Đức Quân, Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra các sai phạm liên quan dự án.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng bị bắt để điều tra về tội Nhận hối lộ. Bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I) của Văn phòng Chính phủ cũng bị cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Liên quan dự án này, tại kết luận vào tháng 6/2020, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động của dự án và tiến hành thu hồi đất.

Sau kết luận này, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã có văn bản kiến nghị lên nhiều cơ quan chức năng xem xét lại việc thu hồi dự án. Phía doanh nghiệp cho rằng, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ khi tiến hành thanh tra dự án đã làm việc “quá nguyên tắc”, chỉ dựa vào báo cáo của các cơ quan chức năng, chưa tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, không tạo điều kiện để doanh nghiệp giải trình… do đó đã dẫn tới kết luận thanh tra về dự án thiếu khách quan, đẩy doanh nghiệp tới nguy cơ phá sản.

Đến tháng 3/2021, Thanh tra Chính phủ đã ra quyết định lập tổ công tác để xác minh nội dung kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đến tháng 6/2021, Thanh tra Chính phủ đã ra kết luận sửa đổi một số nội dung tại kết luận hồi tháng 6/2020.

Trong kết luận lần này, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng căn cứ thẩm quyền hướng dẫn Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục giãn tiến độ, điều chỉnh dự án theo Luật Đầu tư năm 2014, gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013.

Cũng trong khoảng thời gian này, Công ty Sài Gòn Đại Ninh thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, công ty đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật là bà Phan Thị Hoa, chức danh Chủ tịch HĐQT sang ông Nguyễn Cao Trí. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua AI: Quốc gia nào đang dẫn đầu?

(VNF) - Một “cuộc chạy đua vũ trang AI” đã nổi lên khi các quốc gia hàng đầu dành những khoản ngân sách khổng lồ vào nghiên cứu, phát triển nhân tài và ứng dụng AI.

Triển vọng của Nam Long

Triển vọng của Nam Long

(VNF) - Nam Long Group (HoSE: NLG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu làn sóng phục hồi của thị trường bất động sản cuối năm 2023 và đang cho thấy triển vọng tích cực trong năm 2024 cũng như giai đoạn tới.

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

Bí quyết bán đồ quê qua Mỹ thu về triệu USD

(VNF) - Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp ở Quảng Nam thâm nhập, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

Thú vui khác biệt của những tỷ phú giàu nhất thế giới

(VNF) - Bên cạnh phần lớn thời gian dành cho công việc, tỷ phú Elon Musk, Tim Cook, Mark Zuckerberg… đều có cách sử dụng quỹ thời gian trống riêng.

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải

(VNF) - Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.