Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chính phủ liên tục ra chỉ đạo nóng
Trong khi vàng ở nhiều nước trên thế giới được định giá theo cung - cầu, theo tuổi vàng, theo hàm lượng vàng… thì ở Việt Nam, giá vàng miếng SJC dường như nằm ngoài những quy luật chung. Giá vàng miếng SJC không chỉ chênh lệch bất thường so với thế giới mà còn đắt hơn vàng nữ trang, vàng nhẫn tới mức khó tin.
Một trong những chính sách tác động lớn tới thị trường vàng Việt Nam là việc Nghị định 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền nhập khẩu vàng miếng. Sau khi nghị định này có hiệu lực, NHNN gần như không nhập khẩu vàng. Khan hiếm nguồn cung là một trong những nguyên nhân khiến thị trường vàng trong nước “một mình một chợ”.
Giới chuyên gia cho rằng, mục tiêu chống đô la hóa, vàng hóa của Nghị định 24 đã đạt được. Song nghị định này chưa đạt được mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng. Đã đến lúc NHNN nên sửa Nghị định 24, cần tăng nguồn cung cho thị trường theo hướng hủy bỏ quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền như hiện nay.
Trước nhữn dấu hiệu bất ổn, Chính phủ rất quan tâm đến việc quản lý thị trường vàng, xem đây là một nhiệm vụ rất quan trọng. Chỉ tính từ tháng 6/2023 đến nay, Chính phủ đã có 9 văn bản chỉ đạo, đôn đốc NHNN và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động thị trường vàng, không để giá vàng miếng chênh quá cao so thế giới.
Mới đây nhất, ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá, xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế.
Thủ tướng cũng yêu cầu không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Trước đó, trong Chỉ thị 06 ngày 15/2, Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương tổng kết Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng như đưa ra đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới và phải hoàn thành trong quý I năm nay.
Ngay sau đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có văn bản chỉ đạo NHNN nhanh chóng tổng kết Nghị định 24, báo cáo kết quả thanh tra thị trường vàng trong tháng 2, không để giá vàng trong nước chênh lệch quá cao so giá vàng thế giới.
Tối 20/3, tại cuộp họp với các bộ, ngành, bàn giải pháp quản lý thị trường kim loại quý do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, chủ trì, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết NHNN đề xuất thay đổi phương án sản xuất vàng miếng, bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đồng thời, NHNN sẽ thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Việc xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng sẽ phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, tăng cung vàng miếng trên thị trường, giải quyết được vấn đề chênh lệch giá.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ nếu không có giải pháp kịp thời xử lý biến động thị trường vàng sẽ ảnh hưởng đến phục hồi và phát triển kinh tế, các cân đối lớn của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng phân tích giá vàng trong nước chênh lệch cao so với giá vàng thế giới, có thể dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy như buôn lậu, gian lận, khiến việc quản lý ở các cửa khẩu phức tạp, gây áp lực lên ngoại tệ.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cơ chế chính sách là rất quan trọng, phải đánh giá tác động đầy đủ mới đề xuất sửa đổi Nghị định 24 được.
Vàng sẽ giảm chênh lệch, về mức giá thực
Trong thời gian qua, nhiều giải pháp đã được giới chuyên gia đề cập tới. Giải pháp được nhiều chuyên gia nêu ra nhất là cho phép nhập khẩu vàng để tăng nguồn cung; bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC để giảm chênh lệch giá loại vàng này so với giá thế giới.
Do chủ trương chống “vàng hóa” nên từ năm 2014, NHNN không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng, khiến nguồn cung vàng giảm. Mặt khác, NHNN lấy SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia.
“Trước tình trạng mất cân đối cung - cầu, giá có lúc chênh với thế giới tới 20 triệu đồng, cần nghĩ tới chuyện thay đổi, sửa quy định và Nhà nước không nhất thiết độc quyền về một thương hiệu vàng miếng”, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách (Quốc hội), bày tỏ ý kiến.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thế Hùng cho hay: Hiện nay, trên thế giới, các ngân hàng trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường. Tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan thì có Bộ Thương mại hoặc Bộ Công thương, Bộ Kinh tế quản lý.
Bên cạnh đề xuất cho phép nhập khẩu vàng là giải pháp giảm sức cầu vàng vật chất, trong đó có phương thức giao dịch vàng qua tài khoản.
Mới đây, NHNN Chi nhánh TP.HCM có kiến nghị NHNN xem xét, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và quy định hạn chế việc rủi ro thanh toán mua vàng miếng bằng tiền mặt. Đề xuất này nhằm phòng ngừa các rủi ro, nguy cơ phát sinh trong hoạt động kinh doanh vàng miếng của các đơn vị, bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống rửa tiền.
NHNN chi nhánh TP.HCM cũng đề xuất xem xét có cơ chế quản lý phù hợp, tránh độc quyền, lợi ích nhóm khi cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.
Có thể thấy, hầu hết giải pháp được đề xuất hướng tới việc tăng cung và hạn chế cầu vàng vật chất.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, việc sử dụng USD để ồ ạt nhập khẩu vàng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tăng khá mạnh, lãi suất đồng USD trên thế giới ở mức cao, còn lãi suất qua đêm ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều, chỉ khoảng trên dưới 1%/năm.
Một giải pháp được nhiều chuyên gia đưa ra đó là thành lập sàn giao dịch vàng như công cụ điều hòa cung - cầu vàng. Giải pháp này đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
Theo chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu, khi có sàn giao dịch vàng thì mọi thứ sẽ công bằng và rõ ràng hơn. Việc đầu cơ vàng cũng sẽ hạn chế vì các hành vi đầu cơ, làm giá sẽ dễ dàng bị phát hiện và truy tố trước pháp luật.
Các chuyên gia đề xuất sàn giao dịch vàng có thể phát triển theo từng giai đoạn. Ban đầu là vàng vật chất, sau đó đến vàng tài khoản. Những giao dịch lớn về vàng phải thực hiện ở trên sàn.
Trước những “cơn sốt” liên tục của giá vàng, thị trường chứng kiến cảnh mua bán cực kỳ sôi động của người dân. Thực trạng bán rẻ, mua đắt khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ. Còn các "nhà vàng" vẫn kiếm lời "khủng". Dù biến động giá vàng được cho là không tác động nhiều đến kinh tế vĩ mô nhưng sự xáo trộn của nó đã làm bất ổn thị trường.
Không chỉ các doanh nghiệp nhà đầu tư lớn mà nhiều người dân cũng lao vào "đánh" vàng để kiếm lãi. Thị trường cứ thế theo vòng xoáy thêm bất ổn và nhiều rủi ro khi bị lợi dụng để làm giá. Khi một nguồn tiền lớn được đổ ra thị trường mà không vì mục tiêu đầu tư, sản xuất sẽ có những hệ lụy lâu dài. và đến lúc sự bất ổn của vàng phải chấm dứt.
Theo Thứ trưởng Lương Tam Quang, Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã triển khai hơn 10 năm. Hiện nay thị trường vàng có nhiều biến động, diễn biến không ổn định, chứng tỏ Nghị định 24 đã bộc lộ những bất cập cần kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Khi sửa đổi Nghị định này, cần phải đánh giá tổng thể vai trò dự trữ vàng hiện nay; đồng thời cũng phải đánh giá lại công tác quản lý khuôn sản xuất vàng miếng SJC; đề xuất xây dựng cơ chế can thiệp thị trường; bổ sung quy định về biên độ chênh lệch,…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.