Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Mới đây, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả, đã có nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ liên quan tới vấn đề này.
Cụ thể, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng dự thảo Nghị định thay thế nghị định 86 có 3 nội dung chủ yếu cần hoàn thiện hơn nữa để nâng cao hiệu quả hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong bối cảnh nền kinh tế số.
Nội dung đầu tiên là cần phải đổi mới quan niệm về mô hình kinh doanh, thừa nhận thế mạnh của các đơn vị công nghệ là phát triển công nghệ phần mềm hiện đại để xử lý hệ thống dữ liệu lớn.
Theo ông Ngô Trí Long, trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp có xu hướng chuyên môn hóa, tập trung đầu tư vào một hoặc một số công đoạn trong chuỗi giá trị, tìm cách tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Ngoài các đơn vị cung cấp phần mềm ngoại như Uber, Grab (sắp tới là Go-Jek), hiện nay, một số doanh nghiệp nội địa như VATO, EMDDI và Viettel (ứng dụng Gonow) cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc kết nối vận tải (không trực tiếp thực hiện hoạt động vận tải).
Thế mạnh của các đơn vị công nghệ là phát triển công nghệ phần mềm hiện đại để xử lý hệ thống dữ liệu lớn (big data), kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra đề xuất kết nối hành khách với phương tiện gần nhất và đề xuất hiệu quả nhất về giá cước cho mỗi chuyến đi cụ thể.
Ông Ngô Trí Long cho rằng Khoản 4 Điều 16 dự thảo (quy định doanh nghiệp công nghệ sẽ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và điều kiện hoạt động như một đơn vị vận tải, nếu như phần mềm của họ giúp cho việc điều hành vận tải và định giá) không những làm biến đổi bản chất hoạt động của đơn vị cung cấp phần mềm mà còn triệt tiêu phần lớn những ưu điểm mà các dịch vụ kết nối mang lại, biến nó trở thành đơn thuần là một kênh liên lạc không hơn không kém.
Ngoài ra, quy định này còn cản trở sự sáng tại của ngành kinh tế số, tạo ra gánh nặng thực thi và chi phí vô lý cho các doanh nghiệp, cuối cùng ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
“Đây được xem là một tiền lệ nguy hiểm trong bối cảnh Chính phủ đang ra sức thúc đẩy, khuyến khích khởi nghiệp và phát triển nền kinh tế 4.0", PGS.TS Ngô Trí Long nêu quan điểm.
Thứ hai, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng Bộ Giao thông vận tải không nên cấm dịch vụ GrabShare. Bộ cũng cần phải xóa bỏ ngay những quy định chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý đối với xe khách liên tỉnh mà đưa ra những quy định làm hạn chế lựa chọn của người dân, hạn chế thành quả của kinh tế chia sẻ khi sử dụng dịch vụ vận tải trong nội tỉnh.
Ông Long cho rằng tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 của Bộ Giao thông vận tải vẫn còn các quy định ngăn cấm việc đi xe chung của các hành khách có nhu cầu di chuyển trên cùng một cung đường.
"Giải thích cho việc quy định này, Bộ Giao thông vận tải mới chỉ căn cứ vào hiện tượng núp bóng xe hợp đồng để kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, thường là các tuyến liên tỉnh và bằng xe từ 8 chỗ ngồi trở lên, mà không tính đến thực tế là ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng chung xe thuê (taxi, xe hợp đồng dưới 8 chỗ) để đi làm, đi học trong nội thành. Đây là nhu cầu chính đáng của người dân và cũng phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong việc hạn chế xe cá nhân, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường", ông Long nói.
Thứ ba, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng cần loại bỏ các điều kiện, thủ tục không cần thiết, tạo gánh nặng và phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
Ông Long đánh giá mặc dù Bộ Giao thông vận tải đã tiếp thu và cắt giảm nhiều thủ tục nhưng trong dự thảo Nghị định gần nhất, vẫn còn một số thủ tục, yêu cầu còn chưa rõ mục tiêu quản lý, trong khi tạo gánh nặng, phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh vận tải cũng như người dân.
Cuối cùng ông Long cho rằng cần phải tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp và hạn chế đưa ra các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
"Tôi kiến nghị rằng cần phải có sự tham gia góp ý, phản biện của các cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, nhằm kiên quyết loại bỏ các điều kiện kinh doanh không chứng minh được sự cần thiết, tránh tạo ra gánh nặng và chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp", ông Long nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.