Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau khi Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ nghị định quy định về "Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô" thay thế nghị định 86/2014/NĐ-CP, các hiệp hội taxi của Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM đã có kiến nghị gửi Thủ tướng.
Trong văn bản số 07/HHTX.18, Hiệp hội taxi 3 miền cho rằng Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đã không trung thực khi đánh giá về thực trạng hoạt động taxi trong Quyết định 24 của Bộ GTVT cho phép công ty Uber, Grab thí điểm loại hình xe hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Lãnh đạo bộ này đã bỏ qua nhiều sai lầm trong nghiên cứu, đề xuất của Vụ vận tải - Bộ GTVT.
Cụ thể, Bộ không tiếp thu việc kiến nghị khống chế số lượng xe thí điểm, đã cho thí điểm tại 5 thành phố là 5 thị trường vận tải taxi lớn của cả nước, khiến cho số lượng xe phát sinh không thể kiểm soát được. Trong một thời gian ngắn, số lượng xe đã tăng gấp 3 lần số lượng xe taxi.
Kiến nghị của các hiệp hội taxi này khẳng định Uber và Grab không phải nền kinh tế chia sẻ mà thực tế các doanh nghiệp này đã công khai kêu gọi và tạo điều kiện cho mọi cá nhân đầu tư xe để tham gia vận tải chứ không phải là tận dụng xe nhàn rỗi như nhiều người lầm tưởng.
Hiệp hội taxi 3 miền cho rằng Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải “trước sau như một” luôn bào chữa, bảo vệ và xác định Uber, Grab là những công ty “cung cấp phần mềm gọi xe”, “kết nối hành khác với đơn vị vận tải”. Tuy nhiên, trên thực tế Uber, Grab đã trực tiếp tuyển mộ lái xe, hướng dẫn đầu tư, trực tiếp điều hành cuốc xe, quyết định giá cước và khuyến mãi.
Hiệp hội taxi 3 miền khẳng định đây không phải là hoạt động của đơn vị chỉ đơn thuần cung cấp phần mềm gọi xe như Vụ trưởng – Vụ vận tải vẫn “bảo vệ”.
Chưa dừng lại ở đó, Uber và Grab cũng cũng gây rối loạn cho tình hình giao thông trong các thành phố khi lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn khi không thể xác định được đâu là xe kinh doanh, xe chạy dịch vụ…
Cũng trong văn bản này, Hiệp hội taxi 3 miền cũng chỉ ra rằng Uber, Grab còn có những sự mập mờ đối với nghĩa vụ tài chính khi báo lỗ lên tới cả ngàn tỷ đồng để không phải nộp thuế.
Cụ thể, trong 3 năm (từ 2014 – 2016), Grab đã báo lỗ tới 938,261 tỷ đồng và được coi là công ty rủi ro cao về thuế. Năm 2017, Grab tiếp tục báo lỗ 788 tỷ đồng, còn Uber khi rút khỏi Việt Nam còn nợ 53 tỷ đồng tiến thuế nhưng hiện vẫn chưa thu được. Thực tế hai công ty này đã “lách luật” để thu lợi ròng hàng chục nghìn tỷ đồng, chuyển ra nước ngoài.
Nhiều bất cập khác cũng được Hiệp hội taxi 3 miền chỉ ra đó là quy định quản lý lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng, thậm chí không có quy định gì để xử phạt các đơn vị này. Nhiều lần vi phạm luật nhưng Bộ Giao thông vận tải không có xử lý gì.
Các hiệp hội taxi (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM) cho rằng Uber, Grab đã tự do “bóc lột” người lao động Việt Nam mà không bị cơ quan nào can thiệp và lấy dẫn chứng về việc tập thể lái xe phải kéo đến trụ sở các công ty để biểu tình, yêu cầu cắt giảm chiết khấu, đồng thời phải kêu cứu đến chính đơn vị ban hành Quyết định 24 là Bộ Giao thông vận tải.
Ngoài ra, việc Uber bất ngờ rút khỏi thị trường Việt Nam cũng khiến cho hàng nghìn lái xe bỗng lâm phải cảnh điêu đứng, phải bán xe để cắt lỗ hoặc chấp nhận chuyển sang Grab với tỷ lệ doanh thu phải nộp tăng từ 20 đến 29%, phải thực hiện những tiêu chí ngặt nghèo gấp bội, khiến lái xe phải tăng cường hoạt độnng mới cân bằng được chi phí.
Từ những phân tích trên, Hiệp hội taxi 3 miền cho rằng hệ lụy của loại hình này đối với xã hội là rất lớn và sẽ còn kéo dài nhưng tờ trình của Bộ Giao thông vận tải “cố tình bỏ qua”.
Cũng trong văn bản này, Hiệp hội taxi 3 miền cũng chỉ ra cơ chế quản lý sai của Bộ Giao thông vận tải đã dẫn tới việc hàng nghìn hợp tác xã vận tải “ma” ra đời chỉ để thu tiền hỗ trợ xin phù hiệu của hàng vạn tài xế rồi sau đó đứng ra ký hợp đồng với Uber, Grab để “hợp pháp hóa” hoạt động của “xe hợp đồng điện tử”.
Thực tế cho thấy các hợp tác xã này không có vai trò, trách nhiệm gì vì quyền tuyển dụng, điều hành xe, giá cước, tỷ lệ... đều do Uber, Grab quyết định.
Còn các tài xế, sau khi hợp tác với các hợp tác xã "ma" kiểu thế này đều buộc phải tự tìm cách lách luật để hoạt động, không ít trong số đó chọn cách không dán phù hiệu để tránh né sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
Với những kiến nghị đã nêu, Hiệp hội taxi 3 miền bày tỏ sự lo ngại về tình trạng hỗn loạn sắp tới như: ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các đô thị, thất thu thuế, các công ty doanh nghiệp taxi tan rã hay phá sản, thậm chí buộc họ phải chọn những cách “lách luật” khác để tồn tại.
Xem thêm: Thí điểm Grab - Uber: Hiệp hội taxi Hà Nội gửi đơn kiến nghị khẩn tới Thủ tướng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.