Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế để thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra hôm nay (26/4), Bộ Công Thương đã có báo cáo nêu rõ 7 nội dung trọng tâm, thực sự cấp bách và phù hợp với tình hình thực tiễn để củng cố công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.
Những nội dung này sẽ được nêu trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu mà Bộ này đang dự thảo.
Theo báo cáo, nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý II/2023 và dự kiến trong quý II/2023 được đảm bảo. Giá xăng dầu thế giới hiện vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi tình hình thị trường xăng dầu trong nước và thế giới để thực hiện việc điều hành giá xăng dầu, trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để điều hành giá xăng dầu hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu, nhà nước, nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định theo phương án đã được báo cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định sẽ tập trung vào một số nội dung trọng tâm, thực sự cấp bách và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Cụ thể bao gồm: Sửa đổi về công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành/công bố giá; vấn đề đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn; cắt giảm khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu; yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử các với cơ quan thuế; quy định cụ thể hơn về dự trữ lưu thông bắt buộc; quy định phù hợp hơn về việc thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện đối với thương nhân kinh doanh đầu mối xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu.
Tuy nhiên, báo cáo chưa nêu rõ nội dung sửa đổi và thời gian dự kiến trình dự thảo Nghị định.
Đầu năm 2023, nguồn cung xăng dầu trong nước có nguy cơ bị ảnh hưởng do Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) phát hiện sự cố kỹ thuật rò rỉ xúc tác tại khớp nối giãn nở nhiệt tháp tái sinh của phân xưởng RFCC khiến hoạt động sản xuất xăng dầu của Nhà máy bị ảnh hưởng.
Đến giữa tháng 1/2023, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã vận hành ở 100% công suất thiết kế.
Hiện tại, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tăng công suất lên 107% công suất thiết kế để bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt trong giai đoạn giảm công suất để tiến hành khắc phục sự cố. Nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý I/2023 2023 và dự kiến trong quý II được đảm bảo.
Năm 2023, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường có tính đến yếu tố kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm trước, Bộ Công Thương đã thực hiện phân giao tổng nguồn xăng dầu cho các doanh nghiệp ở mức 27,34 triệu m3/tấn, tăng 15% so với số phân giao của năm trước nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.
Liên quan đến công tác điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi tình hình thị trường trong nước và thế giới để thực hiện việc điều hành giá xăng dầu, trích lập và chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu một cách linh hoạt, hợp lý, tạo dư địa để điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới khi diễn biến giá xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng diễn biến phức tạp.
Trước đó, tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giải trình trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về việc Nghị định 95/2021/NĐ-CP vừa ra đời đã bộc lộ bất cập, dự kiến sửa đổi và trách nhiệm của cơ quan tham mưu.
Bộ trưởng Công Thương đã cho biết, trách nhiệm tham mưu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xăng dầu là của nhiều cơ quan có liên quan, chứ không của riêng Bộ Công Thương.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.