Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội ngày 6/11, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã trả lời ý kiến của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) về biện pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản phẩm cây dừa ở Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cây dừa là một cây lợi thế trong ứng phó biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên. Hiện diện tích dừa trên thế giới đang giảm mà cây dừa là cây lâu năm, nếu trong Nam trồng phải 5 năm thì ngoài Bắc phải 7 năm mới ra quả, đây cũng là loại cây này chịu được độ mặn.
"Ở đồng bằng sông Cửu Long cây dừa không chỉ có ở Bến Tre mà 13 tỉnh cũng có và ngoài Bắc Trung Bộ cũng có. Do đó, loại cây này nếu tập hợp tốt sẽ trở thành cây tỷ phú được, không có vấn đề gì cả", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện đang tập trung các nhóm giải pháp, có cả các chương trình, đề tài khoa học, trong đó có đề tài giao cho Trà Vinh, khuyến khích doanh nghiệp đang làm, đó là nhân giống vô tính cây dừa vì muốn phát triển nhanh thành hàng hóa không thể nào trồng theo kiểu hiện hữu tính như hiện nay.
"Nay mai có làm được chuyện đó thì vùng nào lấy dầu, vùng nào tổ chức sản xuất, chế biến thực phẩm, vùng nào phục vụ công nghiệp chế biến sẽ rất hiệu quả", ông Cường nhận định.
Cũng tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu Chau Chắc (đoàn An Giang) đặt câu hỏi: "Nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của hạt gạo khi xuất khẩu, xin Bộ trưởng vui lòng cho biết, việc xây dựng thương hiệu gạo đã đạt được kết quả như thế nào? Các giải pháp sắp tới ra sao để nhằm tăng lợi nhuận cho người trồng lúa cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng?".
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết lúa gạo là một ngành hàng rất rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao. Có một nguyên nhân khách quan là thế giới có 7 tỷ người nhưng chỉ có 3,5 tỷ người ăn gạo, dung lượng hàng hóa của gạo là 36 triệu tấn với khoảng 32 tỷ USD/năm về thương mại.
"Như vậy, các cường quốc đều tập trung cạnh tranh ở chuỗi giá trị này. Do đó, điều kiện khách quan tự nhiên là áp lực tạo nên cho hạt gạo hiệu quả thấp, rất bấp bênh", Bộ trưởng Cường nói.
Cũng theo ông Cường, trước khi tình hình đó, Quốc hội đã có nghị quyết về bảo vệ các diện tích đất lúa, tuy nhiên sau đó có nghị quyết để nới dần chuyện này. Chính phủ cũng đã chủ động, ngành đã tham mưu xây dựng, chúng ta chủ trương về lâu dài giảm dần diện tích đất lúa.
"Hiện nay chúng ta có khoảng 7,8 triệu hecta canh tác và khoảng 4,1 triệu hecta diện tích, chủ trương tới đây sẽ có những đề xuất với Quốc hội cho giảm hẳn nửa triệu hecta đất, nếu như giảm nửa triệu hecta bằng 1 triệu hecta canh tác, chủ động giảm đi 5-6 triệu tấn thóc và vào khoảng 3-4 triệu tấn gạo, trên cơ sở đó vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, kể cả tính toán cho 20 năm nữa với diện tích này vẫn đảm bảo được, tuy nhiên sẽ nhường cho dư địa để phát triển cây trồng khác, sản xuất khác hiệu quả hơn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích.
Xem thêm >>> Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Bí thư, Chủ tịch tỉnh Gia Lai ra tận sân bay để mời đón doanh nghiệp đầu tư'
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.