Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Thu hút đầu tư chất lượng cao là trọng tâm ngoại giao kinh tế 2023

Quỳnh Anh - 22/01/2023 08:33 (GMT+7)

(VNF) - Trước thềm năm mới, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có những chia sẻ với báo chí về tình hình công tác ngoại giao năm 2022 và trọng tâm triển khai đối ngoại trong năm mới 2023, giữa bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức về kinh tế cũng như biến động chính trị.

VNF
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Kinh tế trở thành trọng tâm ngoại giao 2022

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong bối cảnh phức tạp, nhiều biến động của tình hình thế giới năm 2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII, kết quả của Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất, triển khai kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp cụ thể nhằm đóng góp vào nỗ lực thực hiện tốt ba nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Trước những biến động nhanh chóng, phức tạp và chưa từng có tiền lệ của thế giới trong năm 2022, việc phát huy năng lực dự báo, tham mưu và khả năng “linh hoạt, chủ động, thích ứng” với tình hình mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đối với ngành ngoại giao và trên thực tế đã được Bộ Ngoại giao tập trung, nỗ lực thực hiện tốt.

Trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén trong việc nhanh chóng chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.

Công tác ngoại giao kinh tế luôn đồng hành với cả nước, tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của toàn ngành cũng như của tất cả 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp vào thành tích tăng trưởng GDP 8% năm nay.

Phương hướng và biện pháp triển khai công tác ngoại giao kinh tế 2023

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định ngoại giao kinh tế tiếp tục là mũi nhọn của công tác ngoại giao trong năm 2023. Do đó, để đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm mới, Bộ Ngoại giao xác định triển khai 04 trọng tâm ngoại giao kinh tế như sau:

Một là, tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tranh thủ và phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín đất nước.

Đẩy mạnh quán triệt sâu rộng và cụ thể hoá Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị sẽ được Chính phủ sớm ban hành.

Hai là, tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc và gia tăng đan xen lợi ích của Việt Nam với các đối tác. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, trong đó, ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy hợp tác kinh tế hiệu quả, thực chất.

Thúc đẩy đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Thu hút đầu tư chất lượng cao và các nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Thúc đẩy tháo gỡ những điểm nghẽn trong quan hệ kinh tế của ta với các đối tác chủ chốt. Tận dụng hiệu quả mạng lưới 15 FTA đang thực thi; tham gia chọn lọc các liên kết kinh tế quốc tế trên cơ sở phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, khả năng và điều kiện cụ thể của đất nước.

Ba là, chú trọng công tác nghiên cứu, tham mưu, nâng cao năng lực phân tích, dự báo chiến lược, cảnh báo phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bám sát tình hình, biến động của kinh tế thế giới, các điều chỉnh chiến lược, chinh sách và sáng kiến của các quốc gia để kiến nghị các đối sách, biện pháp ứng xử phù hợp.

Bốn là, đổi mới phương thức, tăng cường năng lực triển khai và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác ngoại giao kinh tế. Tăng cường phối hợp liên ngành, kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập các tổ công tác về những vấn đề cụ thể, cấp bách khi cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ.

“Trên cơ sở bám sát các chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với phương châm triển khai “quyết liệt, mạnh dạn, đột phá, thực chất, hiệu quả, khai thác và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước”, tôi tin tưởng công tác ngoại giao kinh tế sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khẩn trương, quyết liệt của công tác ngoại giao vaccine để đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong năm 2023, tạo nền tảng vững chắc hướng tới các mục tiêu và khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030”, ông Bùi Thanh Sơn cho biết.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thì ngoại giao Việt Nam càng kiên trì về nguyên tắc và linh hoạt về sách lược.

Ông Sơn khẳng định: “Đối ngoại Việt Nam dựa vào cái bất biến là bản sắc đối ngoại, đường lối đối ngoại để ứng phó với cái vạn biến của thế giới, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, lẽ phải, chính nghĩa, phù hợp với những giá trị chung của nhân loại, đóng góp vì một thế giới hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển. Đó cũng chính là vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, như đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”.

“Để làm được điều đó, ngành Ngoại giao sẽ cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình, quyết tâm phát triền nền ngoại giao Việt Nam “vừa hồng vừa chuyên”, trong sạch, vững mạnh, tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng – để xứng đáng với sứ mệnh nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm >>Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Đẩy mạnh huy động tài chính xanh và vốn từ quỹ đầu tư

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

(VNF) - Chiều 21/6, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội. Tại đây, đại diện Ban biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính cho biết, trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động báo chí nói riêng nhưng Tạp chí vẫn nỗ lực để tiếp tục phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra.

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

(VNF) - Gần 20 năm nay, vấn phát triển kinh tế báo chí ngày càng được quan tâm và quan tâm từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

(VNF) - Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

(VNF) - Tháng 6 này, Tạp chí Đầu tư Tài chính sẽ chính thức tiến hành vận động tài chính để khánh thành giai đoạn II dự án Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ, hướng tới hoàn thành toàn bộ dự án trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/2025).

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần VNG đã diễn ra sáng nay với sự tham gia của 452 cổ đông, thông qua những mục tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng của năm 2024. Đáng chú ý, mảng kinh doanh mang tính chiến lược AI đã bắt đầu ghi nhận doanh thu thực tế từ thị trường nước ngoài.

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

(VNF) - Trong báo cáo mới công bố, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao kết quả điều hành chính sách tỷ giá, tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ".

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

(VNF) - Một số chuyên gia cho rằng đánh thuế giao dịch vàng là giải pháp cần thiết giúp kiểm soát giá vàng. Song đối tượng và mức thuế cần phải được cân nhắc thận trọng cho phù hợp. Chỉ nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để đầu cơ, không nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để tích trữ.

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

(VNF) - FBI đã khám nhà riêng của Thị trưởng Thành phố Oakland (Mỹ) cùng hai căn nhà khác thuộc sở hữu của thành viên gia đình ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam.

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

(VNF) - Giai đoạn 2024 - 2035, Hà Nội sẽ đầu tư 397,8km đường sắt đô thị, với quy mô vốn đầu tư khoảng 37,17 tỷ USD.