Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Thu 55.887 tỷ đồng từ cấp quyền khai thác khoáng sản
(VNF) - Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, "tính đến năm 2023, tổng số tiền thu được từ cấp quyền khai thác khoáng sản đạt trên 55.887 tỷ đồng".
Đấu giá khai thác đối với 837 khu vực khoáng sản
Đề cập đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian, vấn đề này được thực hiện và sẽ định hướng hoàn thiện chế định đấu giá quyền khai thác khoáng sản như thế nào?
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết vừa qua đã thực hiện đấu giá khai thác khoáng sản đối với 837 khu vực khoáng sản ở các mỏ.
"Vì khoáng sản là tài sản công nên chúng ta phải tăng cường việc đấu giá khoáng sản để đảm bảo góp phần vào ngân sách nhà nước cũng như là hiệu quả sử dụng của khoáng sản", ông Khánh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường cũng cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế và thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu việc thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó có đề cập đến việc muốn đấu giá khoáng sản được thì phải tăng cường ưu tiên nguồn lực để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
"Chúng ta điều tra cơ bản được khoáng sản mới thấy được cơ bản chính xác được trữ lượng và ngân sách nhà nước bỏ tiền ra thì chúng ta tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản", ông cho hay.
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh cho rằng, quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa phù hợp, còn nhiều chồng chéo, mất thời gian và các quy định hướng dẫn về thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu chưa thu hút, khuyến khích đầu tư vốn, công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến để khai thác, chế biến, thu hồi, sử dụng tổng hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và tạo ra các sản phẩm chất lượng góp phần để phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết quan điểm, tăng đấu giá khai thác, tăng thu tối đa nguồn ngân sách việc sử dụng tài nguyên về khoáng sản. Do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá những nội dung bất cập để có kiến nghị sửa đổi, đảm bảo tính minh bạch, phù hợp trong đấu giá quyền khai thác tài nguyên về khoáng sản….
Thu 55.887 tỷ đồng từ cấp quyền khai thác
Đề cập tới thực trạng thực hiện việc đấu giá hiện nay, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho biết, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hiện nay còn nhiều tồn tại trong xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, việc thực hiện đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều vi phạm, nhiều địa phương chậm thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, phê duyệt quy hoạch đấu giá nhưng không thực hiện, vi phạm thủ tục đấu giá, v.v..
Theo đó, đại biểu Cường đề nghị Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết rõ hơn về thực trạng, trách nhiệm và giải pháp của Bộ để khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong vấn đề này, bảo đảm thu đúng, thu đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, tiền cấp quyền khai thác thực hiện theo Luật Khoáng sản, sau 13 năm thực hiện, chính sách này đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; cũng như trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giấy phép. "Tính đến năm 2023, tổng số tiền thu được từ cấp quyền khai thác khoáng sản đạt trên 55.887 tỷ đồng", Bộ trưởng cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng, trong quá trình thực hiện cũng có một số bất cập như đại biểu băn khoăn đó là tiền cấp quyền được tính theo trữ lượng khai thác và không phụ thuộc vào trữ lượng khai thác thực tế, vì vậy có nhiều biến động. Bởi khi điều tra cơ bản địa chất phục vụ khai thác khoáng sản, nhưng có nhiều mỏ khoáng sản không thể đánh giá trữ lượng tuyệt đối. Tiền cấp quyền được tính trên cơ sở kết quả điều tra thăm dò khoáng sản nên độ chính xác tương đối.
Vì vậy, trong dự thảo Luật Địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu theo hướng, tiền cấp quyền vẫn tính theo trữ lượng nhưng được quyết toán theo khối lượng thực tế.
"Tức là sau này khối lượng thực tế của mỏ chúng ta được bao nhiêu, trữ lượng thực tế như thế nào để tránh việc chúng ta tính tiền cấp quyền khi trữ lượng đang được đánh giá trên điều tra cơ bản", Bộ trưởng giải thích.
Bộ trưởng cũng cho biết có nhiều doanh nghiệp khi tham gia đúng, nhưng bởi vì tiền cấp quyền được tính như vậy, đó là trách nhiệm của doanh nghiệp và doanh nghiệp bỏ, không thực hiện, cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng thực hiện theo quy định.
"Chúng ta sẽ phải tiến hành xem doanh nghiệp thực hiện đến như thế nào và sẽ đảm bảo tất cả các doanh nghiệp khai thác phải thực hiện nhiệm vụ của mình là nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản một cách nghiêm túc theo luật", Bộ trưởng nói.
Lấn biển làm BĐS và kinh doanh: ĐBQH chỉ rõ nguy cơ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói gì?
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: 'Trữ lượng đất hiếm Việt Nam gần 30 triệu tấn'
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: 'Các địa phương rất mong chờ Luật Đất đai có hiệu lực sớm'
- Thanh Hóa: Xử phạt hàng loạt DN khai thác khoáng sản 11/03/2024 10:49
- Tổng công ty Khoáng sản TKV bị phạt và truy thu thuế gần 88 tỷ đồng 05/12/2023 02:06
- Nghệ An muốn thu hồi giấy phép khai thác của Khoáng sản Tín Hoằng 21/10/2023 08:09
'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.