'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng nói:
"Tinh thần xuyên suốt của Thủ tướng là quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, nói và làm, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN). Đặc biệt là chấn chỉnh kỷ cương.
Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hoàn thiện thể chế, chính sách. Tiếp đó là phát huy nội lực, biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội, tạo ra cơ chế thu hút các nguồn lực. Trong giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, của người dân thì xem xét thấu tình, đạt lý.
Chính vì vây, năm 2018, tăng trưởng GDP đạt con số ấn tượng 7,08%. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức 3,54%. Xuất siêu hơn 7 tỷ USD. Nợ công, nợ Chính phủ đều được kiểm soát rất tốt…
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đạt được kết quả quan trọng. Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) thực sự có hiệu quả.
Ngay thảo luận tổ ở hội nghị Trung ương, tôi nói rằng, chúng ta làm tốt PCTN, xử lý nghiêm cán bộ, kể cả cán bộ đã nghỉ hưu không kìm hãm, kéo giảm tốc độ tăng trưởng.
Trái lại, làm tốt PCTN tạo ra minh bạch, công bằng, là thành tố quyết liệt khiến sự tích cực, năng động, sáng tạo, tâm huyết càng có điều kiện trỗi dậy để đóng góp tốt hơn vào sự phát triển của đất nước".
- Năm 2019, Chính phủ lựa chọn phương châm 12 chữ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”. Vậy, Chính phủ sẽ “bứt phá” điều gì?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng: Bên cạnh vấn đề xuyên suốt “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, năm 2019, khi đi vào thời gian cuối của nhiệm kỳ, Chính phủ đặt yêu cầu phải “bứt phá” để hành động mạnh mẽ hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nội hàm “bứt phá” rất rộng, thể hiện sự quyết tâm của cả đội ngũ cán bộ, công chức, chứ không riêng cơ quan Chính phủ.
Trong xây dựng thể chế, trách nhiệm của Chính phủ là phải mạnh mẽ phân cấp, rõ nghĩa, rõ trách nhiệm. Ví dụ, chúng ta có 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, nếu không có cơ chế bứt phá thì họ sẽ không chịu “lớn” để thành DN.
Hay thực hiện nghị quyết về tinh giản biên chế không bứt phá mạnh mẽ thì không thể làm, làm mà hiệu quả không cao thì không ổn.
Rồi năm 2019, phải bứt phá để làm tốt thanh toán điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến có liên kết, chia sẻ để công khai, minh bạch, giảm tham nhũng “vặt”…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói “năm 2019 phải hơn năm 2018 trên tất cả các lĩnh vực”. Trong khi, quy mô càng lớn, tăng tỷ lệ càng khó. Song, chúng ta còn dư địa, nếu tận dụng, phát huy được thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
- VPCP là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng trong chỉ đạo, điều hành. Bộ trưởng cũng là người “sát cánh” cùng Thủ tướng trong rất nhiều hoạt động, có khi nào ông cảm thấy quá tải, áp lực?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng: Bảo không áp lực, không vất vả là nói dối, thực sự rất áp lực! Vì đòi hỏi điều kiện năng lực chuyên môn, bản lĩnh, trí tuệ phải cao hơn, nhiều hơn, tròn trịa hơn, tốt hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu. Cho nên, phải gồng lên, cố lên, lăn vào, tận tụy và trung thành.
Điều này, không riêng tôi mà tất cả các Bộ trưởng đều có áp lực như vậy! Với sự chỉ đạo tâm huyết, quyết liệt, đầy nhiệt huyết của Thủ tướng thì không Bộ trưởng, Tư lệnh ngành nào đứng ngoài cuộc được. Anh tạo ra đường riêng rẽ, lạc hậu là đi chệch đường hướng ngay.
Cả VPCP cũng phải cải cách, quán triệt tư tưởng cởi mở, chịu học, chịu lắng nghe, luôn hướng tới hiện đại, chuyên nghiệp, quyết tâm thực hiện đúng tư tưởng, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng. Đó là, chuyển từ quản lý hành chính sang phục vụ, chủ động tất cả công việc, nếu chỉ là “ông” văn thư thì không phải là VPCP.
Ra 1 văn bản phải đề xuất, tham mưu, xác định đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và làm rõ nội dung được xin ý kiến. Ngay bản thân tôi khi còn công tác ở địa phương thấy, khi xin ý kiến mà Trung ương không trả lời hoặc trả lời chậm hoặc đùn đẩy thì tạo khó cho địa phương.
Cho nên, ra văn bản không có ý kiến rõ ràng, không có chuyên môn, không tham mưu cụ thể mà chỉ đưa vào câu tròn trịa là “tuân thủ theo quy định của pháp luật” thì vứt, tôi sẽ kiểm điểm cán bộ ngay.
VPCP cũng phải làm gương, tiên phong trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Đến nay, cũng là VPCP phi giấy tờ, công việc đều xử lý trên nền điện tử, đó là điều rất mừng.
- Đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng thành lập Tổ công tác Thủ tướng. Rồi lập Tổ công tác kiểm tra công vụ. Mới đây, tiếp tục thành lập Tổ công tác đặc biệt. Điều này cho thấy động thái mạnh mẽ, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, song cũng có ý kiến băn khoăn liệu có quá nhiều Tổ công tác?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng: Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập nhằm đôn đốc, kiểm tra các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương.
Báo cáo của Hội nghị Trung ương 6 đánh giá, việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng là “điểm sáng”. Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, đây là động thái tích cực khi quan tâm vấn đề thực thi nhiệm vụ - một điểm yếu của chúng ta lâu nay. Thời gian qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã tạo sự lan toả rất quan trọng.
Vừa qua, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm tại nhiều địa phương, bộ, ngành gây bức xúc dư luận, rồi “trên nóng, dưới lạnh” nên Thủ tướng thành lập Tổ công tác kiểm tra thi hành công vụ. Từ đó, giúp Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thực thi trách nhiệm công vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.
Gần đây nhất, là vụ Thủ Thiêm ở TP Hồ Chí Minh và nhiều người dân ở các địa phương kéo về Hà Nội khiếu kiện. Nhìn cảnh bà con rất thương, có cả người già yếu vẫn phải ra đây giữa trời mưa gió, rét mướt…
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ không tốt, ảnh hưởng đến chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin, nên Thủ tướng quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình làm Tổ trưởng để giải quyết những vấn đề bức xúc.
Tôi cho rằng, thành lập các tổ công tác là cần thiết, 3 tổ công tác này không chồng chéo và hoạt động có hiệu quả.
Như Tổ công tác của Thủ tướng do tôi làm Tổ trưởng, trong 3 năm đã kiểm tra 61 lượt đơn vị. Nhờ đó, năm 2018 có 18.820 nhiệm vụ được giao nhưng nay chỉ còn 218 nhiệm vụ chưa hoàn thành, quá hạn. So với đầu nhiệm kỳ là 25,2% quá hạn thì nay chỉ còn 1,15%.
- Chúng ta đã đẩy mạnh cải cách hành chính, nhưng rào cản cải cách vẫn rất nhiều, điều này có khiến Bộ trưởng thấy nản không?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng: Tôi không nản vì xã hội, DN cần lắm! Năm 2018, làm rất quyết liệt, nên đã cắt giảm hơn 6.770 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành, hơn 3.340 điều kiện kinh doanh, tiết kiệm hơn 6.270 tỷ đồng với 17,5 triệu ngày công.
Thực tế, có những trường hợp, tai nạn giao thông chết rồi mà khai tử không được. Sản xuất 1 thanh chocolate mà 13 giấy phép thế thì “ăn đau hết cả răng”… Những rào cản, sách nhiễu khiến người dân, DN rất bức xúc.
Ngay như chúng ta cải cách, thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4. Nhưng nhiều nơi nhận hồ sơ rồi chạy bộ, đi xe về sở giải quyết, đóng dấu xong hẹn ngày mang kết quả đến trung tâm hành chính công để trả thì không đúng tinh thần công khai, minh bạch.
Cho nên, phải cải cách mạnh mẽ, làm cương quyết, làm rắn - nghĩa là phải đi vào cụ thể, thực chất, không hình thức, để thấy được sự hài lòng của người dân, DN.
- Bộ trưởng từng nói, làm cải cách “không tâm huyết, không đau đáu thì không làm được”. Cán bộ làm cải cách phải dám đối mặt, đương đầu với “lợi ích nhóm”. Vậy Bộ trưởng đã đối mặt với vấn đề này chưa?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng: Có chứ! Cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành chính là đối mặt với “lợi ích nhóm”. Nhưng tôi không sợ, vì mình làm công khai, minh bạch.
Quan trọng nhất, DN, người dân ủng hộ thì mình phải làm, không khác được. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng mạnh mẽ như thế, mình mà không làm thì có tội. Thấy những việc “chướng tai, gai mắt” mà lờ đi thì làm sao được gọi là Tổ công tác của Thủ tướng.
Tôi quan niệm, cải cách như thế nào đi nữa, quan trọng nhất vẫn là con người. Nếu không thay đổi cách làm, vẫn bảo thủ thì phải thay để người khác làm có trách nhiệm hơn.
Ngay ở VPCP khi giao ban rất sòng phẳng, việc này giao ngày nào, tại sao chậm… Mà việc chậm không giải quyết thì một là quá giỏi để “đánh võng”, hai là quá dốt. Nhận loại nào cũng hỏng cho nên cán bộ phải làm thôi.
Bản thân tôi cũng cho mấy trường hợp không điều hành công việc hay thay đổi vị trí công tác. Thái độ phải cương quyết như vậy!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.