Bộ trưởng Tài chính trần tình chuyện nợ công và cổ phần hóa

Anh Minh - 17/11/2015 15:11 (GMT+7)

Bộ trưởng Tài chính nói nợ công tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong khi khẳng định cổ phần hóa sẽ được tiếp tục theo tinh thần "sốt ruột nhưng không nóng vội"

Trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 17/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay theo yêu cầu mục tiêu của quản lý chiến lược nợ công đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 thì nợ công không quá 65% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%. 

Nhìn lại 5 năm, năm 2011 nợ công của chúng ta 50%, 2012 là 50,8%, 2013 là 54,5%, 2014 là 59,6% và dự kiến năm 2015 là 61,3%. Đối chiếu lại với chiến lược và đối chiếu lại với các chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công thì 5/6 tiêu chí đã đạt được theo yêu cầu đến hết năm 2015, còn 1 chỉ tiêu không đạt đó là bù đắp bội chi ngân sách nhà nước. 

"Yêu cầu đặt ra chúng ta đến năm 2015 bội chi 4,5% nhưng thực tế chúng ta thực hiện trên 5,5% cả nhiệm kỳ", Bộ trưởng thừa nhận. Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng cho rằng nợ công tăng cao do một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, thời gian qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế tăng trưởng chậm lại, theo đó Việt Nam "điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ khoảng 7% nhưng thực tế cả giai đoạn chúng ta thực hiện được đến 2015 khoảng 5,8% trong khi chúng ta không điều chỉnh các chỉ tiêu khác".

Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế trong nước và giá dầu thô trên thế giới biến động mạnh theo hướng giảm, đã thực hiện các biện pháp miễn giảm, giãn thu cho sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu, rất nhiều chính sách thuế đã triển khai việc này.

"Tỷ lệ tăng thu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 20,8%/1 năm, nhưng giai đoạn 2011 -2015 có 9,5%. Một điều rất may chúng ta điều chỉnh chính sách thuế như vậy và cam kết hội nhập quốc tế, tốc độ tăng thu chậm lại nhưng quy mô thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 bằng gần gấp đôi của giai đoạn 2006 - 2010", ông Dũng nói.

Thứ ba, về kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ, ban đầu quyết định là 225 nghìn tỷ, sau đó quyết định bổ sung thêm 170 nghìn tỷ nữa. Như vậy, cả giai đoạn và cả bổ sung chúng ta có 395 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ của giai đoạn 2011 - 2016, gấp 3 lần của giai đoạn 2006 - 2010, đã "gây áp lực rất lớn lên nợ công".
 
Thứ tư, biến động về tỷ giá cũng phần nào tác động đến tăng nợ công. 

Thứ năm, trong quá trình nợ công tăng như vậy nhưng đã cơ cấu lại được một bước nợ công, theo đó vay trong nước từ 39% trong tổng số nợ công của năm 2001 đã lên 57,1% năm 2015. Như vậy, vay nước ngoài đã giảm đi, chỉ còn có hơn 42%. 

Tuy vậy, trong tình hình xử lý vừa qua có những thời điểm rất khó khăn trong vấn đề huy động vốn để đù bắp bội chi và trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn 2011 - 2013 vay khoảng 64 nghìn tỷ, lãi suất bình quân 10,5%/1 năm, có những món cao lên đến 13,2%, món thấp 8,4%. 

"Đây là những vấn đề chúng tôi thấy cần phải báo cáo với Quốc hội, phải nhanh chóng tái cơ cấu lại những khoản nợ này mà chúng ta phải trả từ hôm nay đến hết quý I/2016. Do vậy, chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ phải có các giải pháp mềm dẻo hơn để từng bước tái cơ cấu lại nợ và đảm bảo an toàn nợ công như đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, xin Quốc hội phát hành thêm trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu lại nợ nước ngoài của Chính phủ và phần nợ trong nước của Chính phủ", ông Dũng nói.

Hiện nay, Bộ Tài chính "đang theo dõi diễn biến thị trường vốn, lãi suất hàng ngày nhưng thời điểm này báo cáo với Quốc hội phát hành cũng chưa thuận lợi, chưa phát hành vào thời điểm này", ông cho biết. 

Liên quan đến trách nhiệm của ngành tài chính trong vấn đề cổ phần hóa tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Dũng cho hay về kết quả thực hiện cổ phần hóa, kế hoạch năm 2011-2015 của  dự kiến cổ phần hóa là 538 doanh nghiệp, riêng giai đoạn năm 2014-2016 là 432 doanh nghiệp. 

Về thực hiện thì năm 2011-2013 đã cổ phần hóa 106 doanh nghiệp, năm 2014 thực hiện cổ phần hóa 143 doanh nghiệp và năm 2015, tính đến ngày 10/11 được 159 doanh nghiệp. 

"Như vậy, từ giai đoạn năm 2011 đến 10/11/2015 chúng ta đã thực hiện cổ phần hóa được 408/538 doanh nghiệp, đạt 76% kế hoạch của cả giai đoạn. Dự kiến hết năm 2015 chúng ta sẽ thực hiện được 210 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp cổ phần hóa của cả giai đoạn sẽ lên 459 doanh nghiệp, đạt khoảng 90% kế hoạch của cả giai đoạn 2011 -2015", ông nói. 

Về giá trị phần vốn cổ phần hóa, Bộ trưởng cho hay đã bán phần vốn nhà nước của giai đoạn 2011 - 2015 là 27 ngàn tỷ đồng, thu về 35.169 tỷ, tức tăng lên 8.016 tỷ. 

"Với 27 ngàn tỷ này chúng ta mới bán được khoảng 2,1% vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chúng tôi cũng tổng kết sơ bộ cả giai đoạn từ 2000 đến nay chúng ta mới bán khoảng 5%, tức là khoảng 55 đến 57 nghìn tỷ. Làm rất nhiều việc, rất nhiều doanh nghiệp nhưng quy mô rất thấp. Như vậy, chúng ta vẫn còn rất nhiều vốn, cỡ 1,2 - 1,3 triệu tỷ đồng. Chúng ta phải từng bước làm và làm chắc chắn, nhất là trong tình hình hiện nay", ông nói.

Lãnh đạo Bộ tài chính cho rằng hiện nay thị trường tài chính chưa phát triển cho nên vấn đề đẩy theo kế hoạch là "cần thiết nhưng phải có trật tự". 

"Chúng ta bán không cẩn thận dễ bị gây thiệt hại cho nhà nước. Trong vấn đề này chúng tôi cùng các ngành vừa qua phối hợp rất chặt chẽ, tháo gỡ khó khăn đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy thị trường chứng khoán, kể cả kiến nghị với Chính phủ ban hành Nghị định 60, mở room cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng phải từng bước. Chúng ta rất sốt ruột nhưng không nóng vội, rất phải có trật tự, đảm bảo nguyên tắc để làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình chúng ta đổi mới sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước", ông cho biết thêm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Việt Nam sẽ  làm  đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

'Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

(VNF) - Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026 - 2027.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

(VNF) - Có 440 đại biểu đã tán thành việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng, từ 1/8 năm nay đến 31/1/2025.

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

(VNF) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản nửa đầu năm 2024 khá mờ nhạt khi chưa có thương vụ nào nổi bật được hoàn thành. Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

(VNF) - Hòa mình cùng EURO 2024 - giải bóng được mong chờ nhất mùa hè, ClipTV mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn gói cước để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bóng lăn.

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

(VNF) - Sáng 25/6, tỉnh Quảng Ninh cùng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) công bố mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

(VNF) - Một số quan điểm khẳng định việc áp thuế VAT 0% với mặt hàng phân bón sẽ giúp người nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng.

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

(VNF) - Nếu thương vụ sang tay giữa T&T Group và ông Đỗ Quang Vinh diễn ra thành công, Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB sẽ gia nhập "câu lạc bộ" doanh nhân nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, với tổng tài sản lên tới 1.361 tỷ đồng.

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/6 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 19 công ty Trung Quốc với cáo buộc đã hỗ trợ nỗ lực chiến sự của Nga tại Ukraine.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.