M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm
(VNF) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản nửa đầu năm 2024 khá mờ nhạt khi chưa có thương vụ nào nổi bật được hoàn thành. Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, tổng vốn đầu tư FDI vào ngành bất động sản đạt gần 1,98 tỷ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản là 3 quốc gia/vùng lãnh thổ dẫn đầu về tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Theo số liệu của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, thời gian từ cuối năm 2023 đến nay, thị trường đã ghi nhận khoảng 16 thương vụ M&A bất động sản tiêu biểu. Các nhà đầu tư ngoại chủ yếu đến từ các quốc gia/vùng lãnh thổ: Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản. Nhóm đầu tư này tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc); Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai (Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). Khối lượng đầu tư chảy vào các mảng: 40% là nhà ở, 60% là bất động sản công nghiệp tính theo giá trị giao dịch.
Bước vào nửa đầu năm 2024, thị trường M&A bất động sản chưa có thương vụ nào nổi bật. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở khối ngoại mà ngay cả với doanh nghiệp nội, số lượng các thương vụ cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Để hiểu rõ về hoạt động M&A bất động sản 6 tháng đầu năm, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Toàn, Quản lý bộ phận đầu tư Savills Hà Nội:
- Ông đánh giá thế nào về bức tranh thị trường M&A bất động sản nửa đầu năm 2024?
Ông Nguyễn Trọng Toàn: Nhìn chung, chưa có quá nhiều các thương vụ M&A điểm nhấn được hoàn thành trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang tích cực rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.

Nhiều quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở đang được các nhà đầu tư đặc biệt lưu tâm, chờ đợi đến khi có các tín hiệu tích cực hơn từ Chính phủ và các sở ban ngành giải quyết các vấn đề tồn đọng, điển hình như về tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, đền bù bồi thường… thì sẽ đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các giao dịch. Nhiều tòa nhà văn phòng, khách sạn đang được các nhà đầu tư quan sát, soát xét để tiến đến bước đàm phán về giá, cấu trúc giao dịch.
Các thương vụ đã được công bố tập trung chủ yếu mảng khu công nghiệp, logistics, sản xuất được thực hiện bởi các nhà đầu tư khu công nghiệp có tiếng như Tripod Technology, Mapletree Logistics, Weifang Goer Group… tại các khu công nghiệp Bắc Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đơn cử như Mapletree Logistics Trust (MLT) - quỹ đầu tư của Singapore, chi 68,4 triệu SGD (đôla Singapore) mua lại 2 nhà kho hạng A tại Việt Nam, tọa lạc lần lượt ở Bình Dương và Hưng Yên.
- Theo quan sát của ông, dẫn dắt các thương vụ M&A trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là các tên tuổi trong nước hay các nhà đầu tư nước ngoài? Nhóm doanh nghiệp này đang nhắm tới những phân khúc nào của thị trường?
Nhìn chung, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều hoạt động ngang nhau trên thị trường M&A. Mỗi nhóm có thế mạnh và trọng tâm riêng.
So với nước ngoài, nhà đầu tư trong nước có lợi thế về việc thông hiểu môi trường pháp lý, quen thuộc với quy trình và cách phối hợp với các sở ban ngành để hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Do vậy, nhà đầu tư trong nước có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn khi sẵn sàng nhận chuyển nhượng hiện trạng các dự án chưa hoàn thiện pháp lý để triển khai.
Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về năng lực tài chính, có hình ảnh thương hiệu, năng lực phát triển và vận hành sản phẩm bất động sản. Nhóm đầu tư này đã có chiến lược cụ thể để mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam hướng đến đa dạng hóa danh mục tài sản cũng như gia tăng lợi nhuận. Đơn cử, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cánh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao.
Các phân khúc văn phòng, khách sạn cũng được nhà đầu tư nước ngoài có chuyên môn phát triển loại hình này chú trọng, tìm kiếm quỹ đất sạch hoặc đầu tư vào tài sản đang hoạt động nhằm mở rộng danh mục tài sản đầu tư tại Việt Nam cũng như thu về dòng tiền kinh doanh ổn định.
Đối với lĩnh vực bán lẻ, các nhà đầu tư lớn đang tích cực tìm kiếm quỹ đất để triển khai các dự án bất động sản thương mại dịch vụ với quy mô lớn, tập trung vào trải nghiệm của người tiêu dùng. Vào đầu tháng 2/2024, ông trùm bất động sản bán lẻ Central Pattana - một thành viên của tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan Central Group - đã rục rịch thành lập pháp nhân tại Việt Nam nhằm gia nhập thị trường bán lẻ sôi động này.
- Khẩu vị lựa chọn sản phẩm M&A của nhà đầu tư trên thị trường đang thay đổi ra sao?
Điều dễ nhận thấy là các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng linh hoạt trong việc nghiên cứu, tìm kiếm các thị trường mới. Khi nguồn cung dự án/tài sản trong các thành phố lớn Hà Nội, TP. HCM bị giới hạn, cũng như nhận thấy tiềm năng của các tỉnh thành có nội lực phát triển, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng nghiên cứu những cơ hội đầu tư các tỉnh thành này.
Nhà đầu tư này tìm đến các địa phương trong bán kính cách Hà Nội khoảng 3 giờ lái xe như Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Phòng, Quảng Ninh… là các thành phố/tỉnh thành có năng lực cạnh tranh địa phương cao, có động lực phát triển sản xuất, phát triển dịch vụ, dân số, giá cả và độ hấp thụ. Điển hình, phân khúc nhà ở tại Hải Phòng có Minato Hải Phòng, Chiyoda Hải Phòng, The Gem Park. Trung tâm thương mại được phát triển ở Hải Phòng, Hải Dương có Aeon Mall, ở Hạ Long có Lotte Mall. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang dành sự quan tâm nhất định cho các tỉnh có tiềm năng phát triển trong tương lai với vị trí di chuyển thuận tiện từ trung tâm Hà Nội với khoảng 3 giờ đồng hồ như Bắc Giang, Phú Thọ…
- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang hồi phục, nhận định của ông ra sao về thị trường M&A vào nửa cuối năm?
Chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường M&A nửa cuối năm sẽ có nhiều hơn thương vụ được hoàn thành trên cơ sở các hành lang pháp lý được hoàn thiện hơn, quyết tâm và các chính sách của Chính phủ trong việc gỡ rối cho thị trường bất động sản ảnh hưởng tích cực đến niềm tin của thị trường. Suy cho cùng, bên cạnh các yếu tố về kinh tế, tài chính, môi trường pháp lý thì niềm tin chính là yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố niềm tin về hồi phục thị trường, bối cảnh hiện tại còn nhiều yếu tố gây cản trở. Để hoàn thành giao dịch M&A, yếu tố niềm tin và tinh thần hợp tác giữa bên mua và bên bán là rất cần thiết. Sự thấu hiểu và đồng thuận là chìa khóa để 2 bên tháo gỡ những khó khăn và đi đến thống nhất các điều khoản giao dịch hài hòa lợi ích các bên.
M&A bất động sản: Doanh nghiệp Việt 'thua' trên sân nhà?
M&A bất động sản: Ưu thế nghiêng về khối ngoại
Cuộc chơi M&A bất động sản của khối ngoại: Hàng tỷ USD chờ đổ vào Việt Nam
- Phát Đạt tiếp tục bán 'con', tính thu 1.400 tỷ để 'giải cứu' dòng tiền 24/06/2024 07:00
- 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng 24/06/2024 07:45
- Liên danh BEHS - Covestcons tham vọng làm dự án 10.600 tỷ ở Long An 24/06/2024 08:15
Forio Nha Trang xây dựng khách sạn vi phạm quy hoạch, xây dựng
(VNF) - Kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết: "Công ty TNHH Forio Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn cao cấp Vân Phong tiến hành xây dựng công trình không tuân thủ các chỉ tiêu, thông số về quy hoạch, xây dựng; vi phạm về quy hoạch, xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
Nhiều “tay chơi” trở lại với bất động sản
Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn phát triển mới là lúc các “tay chơi” trở lại cũng như đón chào những nhân tố mới.
Gần 1.000 người góp 7.000 tỷ cho Tập đoàn Phúc Sơn để mua đất Sân bay Nha Trang
(VNF) - Tập đoàn Phúc Sơn cam kết sẽ giao đất có đầy đủ điều kiện hồ sơ pháp lý cho nhà đầu tư tại dự án ở Sân bay Nha Trang cũ trong vòng 6 tháng.
Loạt dự án nghìn tỷ đặt mục tiêu về đích, bất động sản TP. Thủ Đức bứt phá
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
‘Kiềng ba chân’ bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Tập đoàn Shinec 'bắt tay' Tập đoàn Stavian làm BĐS công nghiệp sinh thái
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Bất động sản rơi vào tình trạng 'đóng băng mềm'?
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Trung Nam xin 'giải cứu' đô thị 4.400 tỷ bỏ hoang hơn 10 năm ở Đà Nẵng
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Thị trường BĐS cửa ngõ Hà Nội bắt nhịp xu hướng ‘xanh nguyên bản’
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
Khởi động khu công nghiệp 1.800 tỷ đồng ở Vân Phong
(VNF) - Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng tại Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng ngày 2/.
Quý I/2025, kinh tế TP. HCM tăng trưởng cao nhất trong 5 năm
(VNF) - Trong quý I/2025, kinh tế TP. HCM tăng trưởng 7,51%, cao nhất từ năm 2020 đến nay.
Phát triển đô thị đại học phía Nam Hà Nội: Cơ hội ‘giải nén’ cho hạ tầng Thủ đô
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
Điểm loạt dự án sắp tung hàng nghìn lô đất nền ra thị trường Hải Phòng
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
Cùng đón Vingroup và Ecopark, Long An có thành công như Hưng Yên?
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
Bắc Giang: Dồn dập đấu giá đất, khởi điểm từ 1 tỷ đồng/lô
(VNF) - Hàng trăm lô đất thuộc các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên tỉnh Bắc Giang sẽ được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ngay trong tháng 4/2025.
Thủ tục mất 7 năm nhưng lợi nhuận chỉ 10%: DN nào muốn làm NƠXH?
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
Phát hiện loạt vi phạm của Cục Quản lý hoạt động xây dựng tại các dự án ở Nha Trang
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam tung sản phẩm mới ‘kích hoạt tâm điểm sắc màu’
(VNF) - Tiếp nối những tín hiệu tích cực về quy hoạch hạ tầng, y tế và giáo dục tại Hà Nam, ngày 31/3, hơn 1.000 chuyên viên kinh doanh nhiệt huyết đã quy tụ tại sự kiện kick-off “Kích hoạt tâm điểm sắc màu” để chào đón dòng căn hộ mới Park Residence thuộc đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City.
Phát triển NƠXH: 'Vốn không phải là vấn đề mà là tư duy và cơ chế thực hiện'
(VNF) - Đánh giá về việc phát triển nhà ở xã hội, TS Cấn Văn Lực cho rằng vốn không phải là vấn đề lớn. Điểm nghẽn chủ yếu nằm ở tư duy, nguồn cung và quy trình thực hiện.
Đại dự án đua nhau xuất hiện, nhà đất Long An có ‘bội thực’ nguồn cung?
(VNF) - Việc hàng loạt đại dự án xuất hiện đã làm thị trường bất động sản Long An trở nên sôi động. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra lo ngại thị trường có thể bị “bội thực” do nguồn cung quá nhiều.
Sáp nhập tỉnh và những tác động đến giá bất động sản
(VNF) - Việc thay đổi địa giới hành chính thường đi kèm với sự điều chỉnh về quy hoạch đô thị, hệ thống hạ tầng và chính sách quản lý đất đai. Những yếu tố này có thể tạo ra những biến động đáng kể về giá cả và cơ hội đầu tư bất động sản.
Đất nền bị 'thổi giá’, tỉnh Quảng Nam yêu cầu công an vào cuộc
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.
Thanh Hóa: Dồn dập đấu giá đất trước ngày bỏ cấp huyện
(VNF) - Nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang dồn dập thông báo đấu giá quyền sử dụng đất ngay trước thời điểm chính thức bỏ cấp huyện.
TP. Thủ Đức vươn tầm: Bất động sản vào đường đua tăng trưởng
(VNF) - Đầu tháng 2/2025, TP. Thủ Đức công bố quy hoạch chung đến năm 2040 với mục tiêu thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho cả TP. HCM và vùng Đông Nam bộ. Từ đây, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà bứt phá trong thời gian tới.
Bình Định gọi đầu tư loạt dự án BĐS du lịch và đô thị
(VNF) - Giai đoạn 2025-2030, Bình Định mời gọi đầu tư hàng loạt dự án, trong đó có nhiều dự án khu du lịch, khu đô thị.
Forio Nha Trang xây dựng khách sạn vi phạm quy hoạch, xây dựng
(VNF) - Kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết: "Công ty TNHH Forio Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn cao cấp Vân Phong tiến hành xây dựng công trình không tuân thủ các chỉ tiêu, thông số về quy hoạch, xây dựng; vi phạm về quy hoạch, xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.