Tổng Bí thư Tô Lâm khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói:
"9 tháng qua, tôi cho rằng đâu đó đã có những âu lo, quan ngại về tính kế thừa và sự chủ động bám sát, nắm bắt và thực hiện hết năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ mới.
Thế nhưng, đến thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào vì đã có một sự kết nối rất chặt chẽ, xuyên suốt cả theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa các thành viên Chính phủ mới và các thành viên nhiệm kỳ trước.
Có thể thấy, Chính phủ mới đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, năng động và thực hiện tốt yêu cầu của một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo.
Tuy nhiên, tại thời điểm chuyển giao sự lãnh đạo trong Bộ Công Thương đã xảy ra sự cố về môi trường, thiên tai mà hậu quả của nó tác động không nhỏ đến kinh tế-xã hội, rồi những bất ổn trên thế giới, những tồn đọng trong các mô hình chính sách, trong quản lý Nhà nước và trong các dự án, đặc biệt là dự án của các DN Nhà nước (12 dự án nghìn tỷ "đắp chiếu"- PV) đã đặt ra nhiều vấn đề bề bộn cho Chính phủ, cho nhiều Bộ trưởng khác, trong đó có cá nhân tôi.
Thế nhưng thật đáng mừng là cũng tại thời điểm đó, sự chỉ đạo kịp thời xuyên suốt của lãnh đạo các cấp cùng sự chia sẻ, động viên của bạn bè, đối tác đã cho chúng tôi sự tự tin để triển khai công việc.
Đến nay, có thể nói, giai đoạn khó khăn nhất với những người đảm nhận công việc mới đã qua và ít nhiều, tôi cũng như các thành viên Chính phủ khác đã có điều kiện nhìn lại để đánh giá về hiệu quả, chất lượng công việc đã triển khai.
Quan trọng hơn, chúng tôi - những thành viên của Chính phủ mới - luôn có sự sẻ chia với nhau trong công việc về những chính sách, biện pháp đã, đang và sẽ triển khai.
Hiện tại, tôi cảm thấy hoàn toàn tự tin để có thể làm tốt công việc trong năm 2017 và trong những năm tới".
- Bộ trưởng từng nói điều làm ông lo lắng nhất khi đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Công Thương là công tác xây dựng thể chế. Tại sao lại như vậy thưa ông?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói chí lý rằng đây là "món nợ thể chế" của ngành công thương đối với cộng đồng DN. Bởi, chính sách và pháp luật là do chúng ta xây dựng, chứa đựng cả yếu tố tích cực, tiến bộ và cả những yếu tố lạc hậu, thậm chí là bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của DN. Chính sách cần phải luôn được hoàn thiện.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những "bài học xót xa, cay đắng" từ thực tiễn, từ những bất cập mà những Thông tư 20, Thông tư 37 hay Thông tư 07 gây ra cho DN, khiến DN bức xúc đến nỗi phải kêu cứu. Điều này khiến tôi rất trăn trở.
Vì vậy, ý thức về trách nhiệm của mình trong vấn đề thể chế, chính sách, chúng tôi đã bãi bỏ Thông tư 37; ban hành Thông tư 36 thay thế Thông tư 07; Nghị định 42 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp chuẩn bị được ban hành hay hàng loạt lĩnh vực khác về khai báo hóa chất và mới đây nhất là chúng tôi ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo… Tất cả đều là biện pháp trong quá trình hoàn thiện thể chế của Bộ Công Thương.
- Năm mới đến Bộ trưởng sẽ tiếp tục chương trình "hoàn thiện thể chế"?
Tất nhiên! Như tôi đã nói, quản lý Nhà nước cần phải được đổi mới trên tinh thần vận động, phát triển của thế giới, của công nghệ, của xu thế hội nhập toàn cầu. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước cũng phải được rà soát, đánh giá và đổi mới kịp thời.
Sang năm mới, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới thể chế, nâng cao, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng bộ hóa bằng cải cách hành chính, giảm thiểu bớt đầu mối, giảm bớt thủ tục hành chính (TTHC).
Đặc biệt, Bộ sẽ chú trọng vào công tác xây dựng Chính phủ điện tử để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thông thoáng và thuận lợi hơn cho DN, người dân.
Bộ Công Thương đã ban hành hàng loạt chương trình hành động rất cụ thể cả về cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, tái cơ cấu Bộ Công Thương.
Mới đây nhất, cuối tháng 12/2016, Bộ Công Thương đã chính thức thiết lập cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ với những dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Đây được coi là cam kết của ngành công thương hướng tới một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ hành động.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục rà soát để đưa thêm một số TTHC khác như: Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN… lên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng.
- Ngoài công tác cải cách TTHC thì năm 2017 ngành công thương còn có những mục tiêu gì?
Nhiệm vụ đầu tiên là tập trung quyết liệt thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong đó có những mục tiêu mang tính chất pháp lệnh của ngành.
Năm 2017, Bộ Công Thương phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu đạt 6-7%, duy trì nhập siêu 5%, mức tăng trưởng công nghiệp đạt 8%. Đồng thời, hình thành các ngành kinh tế mới có năng lực cạnh tranh cao để tiếp cận thị trường thế giới. Đặc biệt là tái cơ cấu ngành cả về công nghiệp, thương mại và xuất khẩu.
Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng tính bền vững cho không chỉ các ngành hàng xuất khẩu mà cho cả nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện chiến lược hội nhập với những tầm cao mới, chuẩn bị sẵn sàng cho cả hệ thống, đặc biệt là cộng đồng DN, người dân phải là chủ thể và đối tượng chủ động trong việc thực thi các cam kết hội nhập.
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 để nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh trên nền tảng kiện toàn thể chế và hướng tới phát triển đội ngũ DN bền vững với mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu DN mới thành lập. Các chương trình khởi nghiệp cũng được coi là nội dung quan trọng trong năm nay.
Ngoài ra, một nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Công Thương được Chính phủ yêu cầu là giải quyết dứt điểm những tồn đọng của 12 dự án không hiệu quả trong thời gian vừa qua. Bộ sẽ gấp rút thực hiện và báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết các cơ quan tính toán sẽ giảm từ 63 tỉnh thành xuống còn 34, sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
(VNF) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.
Trận động đất mạnh 7,7 độ khiến nhiều tòa nhà bị đổ sập ở Myanmar và Thái Lan vào ngày 28/3.
(VNF) - Ông Vũ Quyết Tiến, Bí thư Thành ủy Hạ Long được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Trước các biến động về chính sách thuế quan của Mỹ, các chuyên gia nhận định Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án ứng phó, từ đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, tận dụng các hiệp định thương mại đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
(VNF) - Ngày 27/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng, thay vì đốt cả cọc tiền vàng gây ô nhiễm, có thể đốt thẻ Visa, Master giá trị vài tỷ đồng cho người âm.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.
(VNF) - Theo các chuyên gia, sáp nhập tỉnh, thành sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vào các dự án quy mô lớn, tuy nhiên, việc này cũng gây ra một số thách thức cho mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, trong đó tâm lý cán bộ là một trong những rào cản lớn nhất.
(VNF) - Sau nhiều ý kiến góp ý về việc áp dụng mức thuế suất chung cho các loại hình báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói sẽ tiếp thu phương án này trong dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi.
(VNF) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo.
(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
(VNF) - Việc đặt tên xã mới theo tên huyện trước cũ có gắn số thứ tự không chỉ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhiều người, mà còn giúp dễ hình dung về vị trí địa lý.
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với ô tô thuộc 3 mã hàng HS 8703.23.63, 8703.23.57, 8703.24.51 về cùng một mức thuế suất là 32%. Dự kiến, ngân sách sẽ hụt thu hơn 220 tỷ đồng.
(VNF) - TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia dự báo, tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam chỉ ở mức 7%, thấp hơn kịch bản đặt ra là 7,7%.
(VNF) - Dự kiến có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 39 đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước không thuộc diện sắp xếp theo dự thảo Nghị quyết về tái cấu trúc đơn vị hành chính.
(VNF) - Nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới như cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư yêu cầu không để ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý.
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Khảo sát dự án Bến cảng Liên Chiểu, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Đà Nẵng việc xây dựng dự án này theo hướng ứng dụng với công năng đa ngành, đa lĩnh vực, quy hoạch tổng thể và lâu dài.
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.