'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đơn giản nhất về tài chính cá nhân
Thực chất của tài chính cá nhân gồm các quá trình từ những nguồn thu, chi, đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm hay tất cả các nguồn khác nếu các cá nhân sở hữu chúng... được quản lý một cách khoa học và hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn tài chính cho mỗi cá nhân và gia đình.
Kiếm tiền: Đây là bước đầu tiên để tạo ra nguồn thu nhập, một cá nhân có thể có một, hai, ba hoặc nhiều nguồn thu nhập khác nhau, nguồn thu có thể là lương, thưởng, lãi kinh doanh, thu nhập thụ động.... Trong một gia đình, nguồn thu nhập chính đến từ 2 vợ chồng, hoặc có cũng nhiều gia đình chồng hoặc vợ sẽ là trụ cột chính, cũng có những gia đình khi con cái đã lớn, đủ độ tuổi lao động cũng có thể kiếm ra được tiền để đóng góp chung vào tài chính của gia đình. Khi quản lý nguồn thu trong tài chính cá nhân cần cụ thể các nguồn thu để có kế hoạch rõ ràng cho việc chi tiêu.
Bảo vệ khả năng kiếm tiền: Đây là một khâu rất quan trọng trong tài chính cá nhân, khởi nguồn của tài chính cá nhân là kiếm tiền, làm ra tiền chính vì thế mà cần phải có phương án bảo vệ khả năng này. Vì đơn giản, nếu không duy trì được khả năng kiếm tiền thì cũng đâu có một kế hoạch nào được diễn ra.
Tiết kiệm tiền: Một trong các sai lầm đơn giản và phổ biến nhất trong quản lý tài chính cá nhân cđó là chi tiêu trước, tiết kiệm sau. Khi nhận được thu nhập về thì cứ chi cho các nhu cầu của bản thân và gia đình trước, còn bao nhiêu thì mới để lại tiết kiệm, đó là lý do mà việc tiết kiệm không được thực hiện một cách kỷ luật. Thậm chí có những tháng gia đình đó không thể để dành tiết kiệm được vì những lý do tài chính phát sinh như mua sắm, nhu cầu y tế…. Do đó, ngay khi có thu nhập cần phải dành ra 10%, 20% hoặc hơn tuỳ theo từng cá nhân để tiết kiệm theo đúng kế hoạch tài chính đã đề ra.
Chi tiêu: Sau khi chúng ta đã bảo vệ và để dành tiết kiệm, thì mới phân bổ số tiền kiếm được cho việc chi tiêu.
Thường thì trong kế hoạch tài chính cá nhân, chúng ta thường nghe đến quy tắc 6 chiếc lọ, đó là bộ quy tắc được tác giả giả Harv Eker sáng tạo ra với việc phân chia thu nhập thực tế thành 6 phần đựng trong 6 lọ khác nhau. Trong đó, mỗi lọ được quy định mục đích sử dụng riêng ngay từ ban đầu đó chính là: chi phí thiết yếu, chi phí giáo dục, tiết kiệm, chi phí hưởng thụ, chi phí từ thiện, chi phí tự do tài chính.
Các khoản chi tiêu này tuỳ thuộc vào từng gia đình, mỗi gia đình là một nhu cầu khác nhau và không nhất thiết phải theo chuẩn các lọ tài chính như trên. Tuy nhiên đa phần chúng ta thường bị vượt quá giới hạn ở chi phí thiết yếu, con số tối đa cho nhu cầu này là 55%, có thể tăng giảm 1 chút. Nhưng cũng có một số gia đình khoản chi tiết thiết yếu này chiếm khá nhiều, đó là lý do mà chưa thể tiết kiệm được. Vì vậy mà chúng ta cần hoạch định lại để phân chia các giỏ tài chính hợp lý hơn, đảm bảo các kế hoạch tài chính.
Đầu tư: Sau khi thu nhập phục vụ cho chúng ta các nhu cầu, và thời gian tích luỹ, số tiền tiết kiệm đủ lớn chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu các kênh đầu tư để tiền đẻ ra tiền. Hiện nay, có rất nhiều các kênh đầu tư khác nhau để lựa chọn kể cả với số tiền nhỏ như gửi ngân hàng, mua vàng, chứng khoán, đầu tư chứng chỉ quỹ, quỹ mở, lớn hơn nữa là đầu tư góp vốn vào làm ăn kinh doanh, đầu tư vào khởi nghiệp, lớn hơn nữa thì là các kênh Bất động sản hoặc một số hình thức khác….Mục đích của tất cả các kênh là gia tăng tài sản.
Bốn lớp tài sản phòng thủ phổ biến trong tài chính cá nhân người Việt
Tất cả các kế hoạch chi tiêu, sử dụng tiền của mỗi cá nhân và gia đình thì cuối cùng cũng đều phục vụ cho các mục tiêu tài chính cá nhân trong tương lai. Trong tài chính cá nhân, việc đầu tư để tiền đẻ ra tiền là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn, nhưng hiện nay tại Việt Nam khá ít người quan tâm đến các lớp tài sản phòng thủ.
Có thể hiểu đơn giản là: kiếm tiền, đầu tư để kiếm tiền chính là đi tấn công, vậy phải có “thủ chắc" thì mới giữ được chiến thắng cuối cùng.
Tiết kiệm ngân hàng: Đây là kênh rất phổ biến mà gần như người Việt nào cũng có bởi tính chất ổn định và ít rủi ro. Khi gửi ngân hàng cần phải lưu ý chia ra gửi làm nhiều sổ ở các ngân hàng khác nhau để tận dụng lãi suất. Đồng thời chia làm nhiều kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng để có thể chủ động tài chính trong những trường hợp cần đến tiền ngay tức khắc.
Số tiền gửi tuỳ thuộc vào kế hoạch chi tiêu của mỗi gia đình. Lãi suất tiền gửi của mỗi ngân hàng cũng khác nhau, có thời điểm tăng khá cao nhưng trung bình trong thời gian dài thì cũng chỉ ở mức 6-7%.
Ưu điểm của hình thức này là tính thanh khoản cao, kỳ hạn linh hoạt giúp hình thức này phù hợp với các kế hoạch tài chính ngắn hạn hoặc quỹ khẩn cấp.
Vàng: là một kênh phòng thủ tài chính tốt bởi trên thế giới gần như quốc gia nào cũng dự trự vàng. Với mục tiêu là để phòng thủ tài chính chứ không phải đầu tư thì bạn có thể xem xét mua bất cứ lúc nào với tỷ trọng 5-10% tài sản, tuỳ vào mục tiêu và kế hoạch của mỗi cá nhân. Với vàng, trong kỳ hạn dài 5 năm tỷ suất sinh lời trung bình 6%/năm, 15 năm trung bình sinh lời 7,5%.
Bảo hiểm: Bảo hiểm với sứ mệnh của nó là bảo vệ tiền. Nó chỉ dùng đến khi có những rủi ro, biến cố xảy ra với người tham gia. Nếu chưa có điều kiện, thu nhập còn chưa tốt, chỉ mới đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, chưa có nhiều khoản tích luỹ, tiết kiệm thì bắt buộc phải tham gia BHYT theo chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Cao cấp hơn 1 chút đó là bảo hiểm sức khoẻ tham gia hàng năm và có thể tái tục, còn có điều kiện và xác định một kế hoạch tài chính dài hạn thì tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Khi không may xảy ra những rủi ro, biến cố về sức khoẻ, về việc mất đi thu nhập, thì đây chính là lúc bảo hiểm phát huy sứ mệnh của nó. Đó chính là ý nghĩa của kênh phòng thủ tài chính mang tên bảo hiểm.
Tiền mặt: Đây có lẽ là kênh phòng thủ phố biến nhất của con người từ xa xưa, phòng thủ một cách bản năng nhất. Mặc dù với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có rất nhiều cách kênh thanh toán không dùng tiền mặt như: internet banking, cổng thanh toán điện tử, thẻ visa…nhưng thói quen dùng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn rất nhiều.
Một khảo sát của World Bank tại Việt Nam cho biết có 65% người lớn gửi, nhận tiền ngoài hệ thống chính thức hoặc trả tiền học phí, tiền hóa đơn bằng tiền mặt.
Vậy nên, trong nhà nên có 1 khoản tiền mặt tuỳ vào từng gia đình để dùng cho những trường hợp khẩn cấp ví dụ như đi cấp cứu…
Trên đây là 4 lớp tài sản phòng thủ tài chính phổ biến, dễ thực hiện, dễ thanh khoản nhất hiện nay. Tuỳ vào từng kế hoạch tài chính của mỗi gia đình, mà chúng ta có cách chia giỏ tài sản phòng thủ phù hợp để đảm bảo rằng, dù có gặp những biến cố, rủi ro nào trong cuộc sống thì thu nhập, tiền của mình vẫn được bảo vệ, mọi kế hoạch của bạn đảm bảo đến đích.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.