'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam” với chủ đề: “Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang (VLU) tổ chức, chia sẻ trong phiên thảo luận, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương), khẳng định tài chính cá nhân là mảnh ghép còn thiếu trong hệ thống tài chính Việt Nam. Sự phát triển của tài chính cá nhân là nền tảng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho hệ thống tài chính.
Theo đại diện Ban Kinh tế Trung ương, phát triển tài chính cá nhân không chỉ tăng khả năng tiếp cận dịch vụ, sản phẩm tài chính mà nhìn rộng ra, còn đảm bảo môi trường tài chính phát triển lành mạnh, ổn định. Chẳng hạn như việc tăng nhận thức về tài chính cá nhân sẽ giúp giảm rủi ro trong hệ thống tài chính, tạo điều kiện sáng tạo ra các sản phẩm tài chính, như vậy sẽ tạo ra nguồn cung và nguồn cầu ổn định, lành mạnh cho thị trường tài chính.
"Tôi nghĩ bây giờ là thời điểm rất tốt để phát triển thị trường tài chính cá nhân. Từ phía nhu cầu, lực lượng trung lưu đang chiếm 13% dân số Việt Nam và 4 năm nữa dự báo sẽ tăng gấp đôi. Trung lưu là tầng lớp tiêu 15 USD/ngày/người (tính theo ngang giá sức mua - PPP). Khi có của ăn của để, họ sẽ nghĩ đến tài chính cá nhân", Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) nhận định.
Về hành lang pháp lý, hiện nay hệ thống pháp luật nhà nước về vấn đề tài chính cá nhân phát triển rất chậm, trong khi những sáng tạo trên thị trường tài chính lại đi rất nhanh. Do đó, theo ông Nguyễn Tú Anh, Nhà nước cần phải bám sát theo hơi thở thị trường để kịp thời xây dựng, điều chỉnh hàng lang pháp lý, đảm bảo cho thị trường phát triển bền vững.
Nói thêm về tiềm năng của thị trường tài chính cá nhân, TS Cấn Văn Lực ước tính số lượng người tham gia vào thị trường này có thể lên đến nửa dân số Việt Nam. Quy mô thị trường tăng trưởng trên 14%/năm. Tuy nhiên, giáo dục tài chính còn nhiều hạn chế.
"Tôi kiến nghị đưa môn Quản lý tài chính cá nhân vào giáo dục từ cấp 3, để đến đại học mới dạy là đã muộn", TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
PGS. TS Nguyễn Tiến Hoàng, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Văn Lang, cho hay hiện nay nhu cầu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính cá nhân là rất lớn nhưng tại Việt Nam chưa có mã ngành chính thức cho tài chính cá nhân. Về phía Trường Đại học Văn Lang, đang chuẩn bị và dự kiến từ năm 2024 - 2025 sẽ đưa chuyên ngành Tài chính cá nhân vào khoa Tài chính - Ngân hàng; khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra mã ngành chính thức thì sẽ nâng lên thành một ngành riêng.
Đại diện Trường Đại học Văn Lang cho biết thêm, để có thể thành lập một ngành riêng như vậy thì nhà trường cần có nhiều thầy cô có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bên cạnh đó, cần có cơ sở vật chất phù hợp và chương trình đào tạo phải được thiết kế để tiệm cận chuẩn mực quốc tế, được cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, có như vậy thì người học mới đón nhận.
Trên quan điểm của một người đang làm nghề hoạch định tài chính cá nhân, có 20 năm kinh nghiệm tư vấn trong ngành bảo hiểm, chứng khoán và đào tạo về tư vấn tài chính, bà Lê Thị Lan Anh, Giám đốc Công ty TNHH Smart Life, nhận thấy sự chuyển dịch nhu cầu đào tạo tại các định chế tài chính.
"Nếu như trước đây, các định chế tài chính tập trung vào đào tạo kỹ năng, nhiệm vụ trong ngành thì vài năm trở lại đây, họ đã có chương trình riêng về hoạch định tài chính cá nhân cho lực lượng bán hàng (sale), nhất là các ngân hàng lớn. Yêu cầu đối với các nhân viên sale ngày càng cao", bà Lan Anh nói, đồng thời tiết lộ còn một đối tượng nữa cũng có nhu cầu cao về đào tạo tài chính cá nhân, đó là các bạn sinh viên năm cuối định hướng theo nghề này.
Với cương vị là đại diện cho một công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, bà Phạm Thị Bích Liên, Trưởng bộ phận Vận hành Tiếp Thị và Phát triển bền vững, Công ty Home Credit, cho biết những năm qua, công ty đã xây dựng các chương trình đào tạo tài chính cá nhân khá toàn diện, đồng thời đào tạo tài chính cá nhân cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, triển khai các chương trình về giáo dục tài chính trên truyền hình cũng như phối hợp ra mắt các cuốn sách về quản lý tài chính cá nhân.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, bày tỏ: "Diễn đàn rất có giá trị. Chúng tôi là cơ quan dân nguyện nên muốn tìm hiểu, lắng nghe hơi thở của cuộc sống, nhu cầu của xã hội để tham mưu tốt hơn".
"Chúng ta hiện nay đang thiếu hàng lang pháp lý về hoạch định tài chính cá nhân. Tôi có tìm kiếm thì không thấy quy định nào về vấn đề này. Hiện nay, đa số người dân chỉ hoạch định tài chính theo kiểu ăn đong, trong khi sắp tới chúng ta đón lượng lớn người ở tầng lớp trung - thượng lưu, đặt ra vấn đề phát triển ngành này để đáp ứng nhu cầu người dân. Nhưng chúng ta đang thiếu một sự quan tâm ở tầm vĩ mô", ông Lưu Bình Nhưỡng trăn trở.
Cùng với đó, theo Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, hiện nay việc nâng cao dân trí tài chính đang có vấn đề. Một là Nhà nước cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho các nhà trường, hiệp hội thực hiện nhiệm vụ của mình để nâng cao dân trí tài chính cho người dân. Thứ hai, mọi người dân, bắt đầu từ gia đình, phụ huynh phải tự rèn luyện và dạy cho con mình cách thức quản lý tài chính cá nhân, như cách người dân Israel dạy con mình chia tiền kiếm được vào 5 cái lọ, dán nhãn với 5 mục cụ thể: Chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm, từ thiện, đầu tư và cuối cùng là đóng thuế.
Một điểm quan trọng khác, theo ông Lưu Bình Nhưỡng, là cần có cơ chế bảo vệ các chủ thể khi tham gia thị trường tài chính nói chung và tài chính cá nhân nói riêng. Giá trị của hoạch định tài chính cá nhân cao hơn so với quản lý chi tiêu cá nhân thông thường. Điều này nếu được cắt nghĩa rõ ràng sẽ giúp người dân tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro khi tham gia vào thị trường tài chính.
"Chẳng hạn như bảo hiểm là nơi người ta tìm đến để chống lại rủi ro, nhưng hiện nay hàng nghìn người đến với chúng tôi để phản ánh về sự thiếu kiểm soát, lợi dụng kẽ hở pháp luật khiến khách hàng phải chịu rủi ro tài chính. Không hiểu về tài chính cá nhân không chỉ khiến chúng ta chui vào cạm bẫy của người khác mà còn vô tình đặt cạm bẫy vào người khác", TS Lưu Bình Nhưỡng nhắn nhủ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.