Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa hôm 5/12 đã tổ chức cuộc họp khẩn với các cơ quan chức năng cùng Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa - chủ đầu tư trạm thu phí BOT Ninh An trên Quốc lộ 1 (đặt tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh đã yêu cầu chủ đầu tư cùng các cơ quan chức năng liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp để ổn định tình hình tại trạm BOT Ninh An.
Ông Vinh cũng yêu cầu chính quyền địa phương tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận vì đây là dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 riêng, không phải là trạm thu phí cho dự án hầm đường bộ Đèo Cả.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương khảo sát, đánh giá lại vị trí đặt trạm BOT Ninh An xem có phù hợp không? Sở cũng cần phối hợp chính quyền địa phương xem xét lại việc miễn phí qua trạm cho ô tô loại 1 của người dân các xã Ninh Lộc, Ninh Quang, phường Ninh Hà thuộc thị xã Ninh Hòa đã hợp lý chưa?
Ngoài ra, ông Vinh cũng giao Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an địa phương xác minh, có biện pháp để xử lý dứt điểm tình trạng một số người quá khích, có hành vi gây rối, cố tình cản trở giao thông, gây mất an ninh trật tự tại trạm BOT Ninh An.
Đồng thời lực lượng công an cũng cần có kế hoạch điều tiết giao thông, không để xảy ra ách tắc, ảnh hưởng đến tuyến giao thông huyết mạch.
Trong những ngày qua, hàng chục tài xế đã phản ứng trạm BOT Ninh An trên Quốc lộ 1A bằng cách không dùng tiền lẻ mua vé và đòi trả lại 100 đồng. Tình hình ùn tắc nghiêm trọng đã khiến lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Đèo Cả Khánh Hòa phải xả trạm vào hôm 4/12.
Sang ngày 5/12, các tài xế lại tiếp tục phản đối bằng cách không trả phí. Vụ việc kéo dài hơn 30 phút khiến trạm thu phí hỗn loạn, giao thông ùn tắc. Trước sự phản ứng khá gay gắt, lãnh đạo BOT Ninh An đã phải "xuống nước" đối thoại với hơn 10 tài xế.
Theo các tài xế, từ ngày 1/12, trạm Ninh An đã thực hiện việc giảm 100% phí cho chủ nhiều loại xe ở các khu vực giáp trạm (gồm xã Ninh Lộc, Ninh Quang và phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa) tuy nhiên, hiện vẫn có những chủ xe ở gần trạm nhưng chưa được miễn giảm. Những tài xế ở các xã, phường khác bức xúc vì xe của họ qua trạm nhiều lần trong ngày nhưng không được miễn, giảm phí.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, đơn vị không thể tự quyết định giảm hay miễn phí. Đối với trường hợp xã nằm trong diện được miễn giảm, tài xế sẽ làm đơn bổ sung để được miễn giảm. Còn các tài xế ở xã lân cận có thể làm đơn và nhà đầu tư sẽ trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
Được biết, Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản thống nhất với Tổng cục Đường bộ và nhà đầu tư về việc miễn giá sử dụng đường bộ cho các phương tiện quanh trạm Ninh An.
Theo đó, trạm sẽ miễn phí đối với xe loại I (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các xe buýt vận tải hành khách công cộng) của hộ dân ở xã Ninh Lộc, xã Ninh Quang và phường Ninh Hà thuộc thị xã Ninh Hòa; xe của cơ quan nhà nước thuộc thị xã Ninh Hòa.
Trạm thu phí Ninh An là trạm thu phí hoàn vốn dự án mở rộng hơn 38 km Quốc lộ 1, từ huyện Vạn Ninh đến thị xã Ninh Hòa do Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 1.437 tỷ đồng, bắt đầu thu phí từ tháng 1/2016 với thời gian thu phí hơn 21 năm.
Trước đây, trạm thu phí này đặt tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa và dời đến xã Ninh Lộc từ cuối năm 2016. Theo Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa, việc dời địa điểm đặt trạm đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận nhằm đảm bảo đủ khoảng cách tối thiểu 70 km đến trạm thu phí hầm đường bộ Đèo Cả và trạm thu phí BOT Cam Thịnh, Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.