Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý (mới) là công trình trọng điểm nhằm thay thế cầu cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên các tuyến đường Mã Lò, Tân Kỳ - Tân Quý ra quốc lộ 1A. Dự án trước đây được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Theo kế hoạch khi đó, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1A để hoàn vốn cho dự án.
Thiết kế cầu dài 82,9m vượt qua kênh Tham Lương, rộng 16m cho 4 làn xe lưu thông, đường vào cầu có tổng chiều dài 224,8m. Tổng mức đầu tư dự án là 312 tỷ đồng.
Khởi công từ quý I/2018 (riêng hạng mục cầu tạm hoàn thành vào năm 2016), cầu Tân Kỳ - Tân Quý (mới) kỳ vọng khi hoàn thành sẽ đóng góp quan trọng vào việc giải quyết ùn tắc giao thông cửa ngõ phía tây thành phố, kết nối hiệu quả Quốc lộ 1A (quận Bình Tân) với đường Cộng Hòa (quận Tân Bình). Tuy nhiên, khi khối lượng công việc thực hiện đạt 70%, nhà đầu tư phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng.
Sau đó, Kiểm toán Nhà nước đã khuyến cáo việc đầu tư BOT cầu Tân Kỳ - Tân Quý để thu phí trên Quốc lộ 1 là không phù hợp với lợi ích của nhà đầu tư và của người sử dụng. Đồng thời, theo Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án đường bộ đầu tư hình thức BOT chỉ áp dụng cho các tuyến đường xây mới. Do đó, TP đã dừng hợp đồng BOT với nhà đầu tư.
Tháng 10/2022, HĐND TP thông qua đề xuất chi khoảng 492 tỷ đồng từ ngân sách để hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (gồm chi phí thanh toán cho nhà đầu tư đã thực hiện khoảng 205 tỷ đồng trong năm 2022, dự phòng trong kéo dài thanh toán hết năm 2023 hơn 24 tỷ đồng). Thời gian thực hiện dự án từ 2022 - 2025.
Theo đó, giai đoạn 2022-2023: thực hiện công tác lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; rà soát các chi phí đã thực hiện để thanh toán cho nhà đầu tư đảm bảo đúng quy định; thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật; tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phần khối lượng chưa thực hiện; tổ chức lựa chọn nhà thầu…;
Năm 2024: thực hiện hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật; tổ chức thi công hoàn thành công trình;
Đến năm 2025: thực hiện công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định; thực hiện công tác quyết toán hoàn thành dự án.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.