'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo UBND TP. HCM, tháng 8/2016, cầu Tân Kỳ - Tân Quý bị sự cố, không thể tiếp tục khai thác.
Dự án xây mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý có tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng, được khởi công đầu năm 2018. Trong đó, xây cầu dài 82,9m vượt qua kênh Tham Lương, rộng 16m cho 4 làn xe lưu thông, đường vào cầu có tổng chiều dài 224,8m.
Trong bối cảnh ngân sách TP. HCM hạn hẹp, dự án xây mới cầu Tân Kỳ - Tân Quý được bổ sung vào dự án BOT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1, đoạn An Sương - An Lạc vào năm 2018. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên Quốc lộ 1.
Theo hợp đồng, công trình dự kiến hoàn thành vào quý IV/2018. Tuy nhiên, tháng 12/2018, dự án cầu Tân Kỳ - Tân Quý dù xong 70% khối lượng đã phải ngưng thi công do chưa hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng.
Sau đó, TP. HCM cũng dừng hợp đồng BOT với nhà đầu tư. Nguyên nhân là Kiểm toán Nhà nước đã khuyến cáo việc đầu tư BOT cầu Tân Kỳ - Tân Quý để thu phí trên Quốc lộ 1 không thích hợp với lợi ích của nhà đầu tư và của người sử dụng.
Ngoài ra, theo Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự án đường bộ đầu tư hình thức BOT chỉ áp dụng cho các tuyến đường xây mới.
Hồi tháng 10/2022, UBND TP. HCM đề xuất chi khoảng 492 tỷ đồng từ ngân sách để hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (gồm chi phí thanh toán cho nhà đầu tư đã thực hiện) và được HĐND TP. HCM thông qua.
Theo UBND TP. HCM, kinh phí để thanh toán hoàn trả cho nhà đầu tư dự kiến hoàn tất trong năm 2022 là khoảng 205 tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí dự phòng trong trường hợp kéo dài thanh toán đến hết năm 2023 là hơn 24 tỷ đồng.
Số tiền còn lại dùng để giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý vào năm 2025.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.