Cận cảnh hơn 30 biệt thự ngang nhiên xây dựng không phép ở Phú Thọ

Phi Long - 23/10/2024 10:09 (GMT+7)

Dù chỉ được Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ có văn bản chấp thuận xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dự án gồm: đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhưng Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji lại ngang nhiên xây dựng gần 40 căn biệt thự nghỉ dưỡng trong thời gian dài, qua mặt các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ.

Như VOV.VN đã có bài phản ánh, người dân xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho biết, trong thời gian qua, tại khu nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy (Khu 1 xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) do Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji làm chủ đầu tư đã ngang nhiên “mọc lên” nhiều công trình biệt thự nghỉ dưỡng; trung tâm Hội nghị quốc tế, khách sạn… khi chưa hề được cấp giấy phép xây dựng.
Cùng với đó, Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji còn thi công, xây dựng vào diện tích đất chưa được đền bù, giải phóng mặt bằng của người dân xã Bảo Yên khiến người dân bức xúc.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên VOV.VN, một khu vực rộng lớn đã được thi công nhiều hạng mục nhà dạng biệt thự, bê tông, sắt thép và vật liệu xây dựng cùng máy móc cơ giới hoạt động liên tục.
Rất nhiều công trình dạng biệt thự liền kề (khoảng hơn 30 căn) đang trong quá trình thi công và hoàn thiện.
Tại đây, dù chỉ được Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ có văn bản trả lời về việc chấp thuận xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật án gồm: đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc)...
Thế nhưng, hạ tầng kỹ thuật chưa thấy làm được gì, Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji lại ngang nhiên xây dựng gần 40 căn biệt thự nghỉ dưỡng trong thời gian dài, qua mặt các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ.
Văn bản của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cũng nêu rõ: chỉ đồng ý các công trình hạ tầng kỹ thuật được miễn giấy phép xây dựng, các công trình kiến trúc khác như nhà cao tầng, biệt thự liền kề,.. chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Và đến thời điểm hiện tại, Công ty chưa được phê duyệt quy hoạch xây dựng các công trình nhà ở trong khu vực xây dựng theo quy định, thực tế xây dựng khác hoàn toàn.
Nhiều công trình khác đã được dựng khung xây tường, một phần khác mới được thi công phần móng….
Nhìn bằng mắt thường cũng có thế nhận thấy, những hạng mục hạ tầng kỹ thuật án gồm: đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc) không phải cấp phép đến nay đơn vị hầu như chưa thực hiện gì...
Phần quan trọng nhất phải xin phép đó là công trình xây dựng trên khu vực dự án dù chưa được cấp phép nhưng lại được xây dựng một cách công khai và khẩn trương, không báo cáo cơ quan chức năng.
Nhiều căn hộ dạng biệt thự nghỉ dưỡng đang được các cánh thợ xây gấp rút hoàn thiện.
Biệt thự nghỉ dưỡng không phép đang hoàn thiện trong khi hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng thì chưa thực hiện phần nào.
Được biết, hiện còn một số hộ dân trong xã Bảo Yên có ruộng lúa nằm trong quy hoạch của dự án này chưa thống nhất được phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và người dân đang có đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ yêu cầu giải quyết nhưng đã bị dự án đổ đất, đóng cọc xây biệt thự lên.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 81 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
Cũng tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ, Điểm c, Khoản 13, Điều 16 quy định xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt từ 950 triệu đồng - 1 tỷ đồng.
Việc Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, chưa bồi thường đất lúa cho dân mà đã tự ý cho đổ đất, san lấp, quây tôn và tổ chức thi công rầm rộ, xây dựng công trình vào phần đất này là hoàn toàn trái quy định pháp luật.
Dù cơ sở pháp lý chưa hoàn tất, nhưng trên trang web https://onsenfuji.com.vn của Công ty CP tập đoàn Onsen Fuji lại đang được công ty quản bá và chào bán ra thị trường.
Với việc đi từ sai phạm này đến sai phạm khác của Chủ đầu tư khiến dư luận không khỏi hoài nghi, doanh nghiệp này đang thực hiện dự án theo kiểu bất chấp các quy định của pháp luật. Và trách nhiệm của chính quyền địa phương đến đâu khi để xảy ra tình trạng nói trên.
Theo vov.vn
Cùng chuyên mục
Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

Techcombank bồi thương Manulife 1.800 tỷ vì chấm dứt hợp tác bancassurance

(VNF) - Trong thông báo cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (HoSE: TCB) cho biết sẽ phải bồi thường cho Manulife 1.800 tỷ để chấm dứt việc hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

Độc quyền phân phối điện thoại Vertu, Di Động Việt làm ăn ra sao?

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty TNHH Công nghệ Di Động Việt ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 2.504 tỷ đồng, báo lãi sau thuế hơn 6 tỷ đồng.

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

Samsung Electronics 'khủng hoảng' nhân tài, nhân viên 'tháo chạy' sang SK hynix?

(VNF) - Hàng trăm kỹ sư từ Samsung Electronics Co Ltd. được cho là đang nộp đơn xin việc tại công ty đối thủ SK hynix, trong bối cảnh ngành chip đang gặp nhiều thách thức.

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

Nghệ An: Nhà máy nước triệu USD bỏ hoang vì không có nguồn nước

(VNF) - Dự án nhà máy nước sạch tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) được đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm hoàn thành, nhà máy buộc phải "đắp chiếu" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến nguồn nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy không còn.

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

Hoá chất Đức Giang: Ôm ‘bọc tiền’ hơn 11.100 tỷ, 9 tháng nhận lãi hơn 400 tỷ

(VNF) - Hoá chất Đức Giang ghi nhận hơn 11.117 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 3 – 12 tháng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý II. Khoản tiền gửi khổng lồ này đem về cho doanh nghiệp hơn 400 tỷ đồng tiền lãi kể từ đầu năm tới nay.

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

Mì thanh long hút vốn triệu USD, kỳ vọng thu 2.000 tỷ đồng

(VNF) - Mì thanh long bán chạy hơn 3 triệu gói sau chiến dịch 'lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm'. Nhà sáng lập đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng vào năm 2026.

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

Tự kiểm tra nợ xấu qua CIC: Dễ nhưng nhiều người vẫn 'sập bẫy' lừa

(VNF) - Nhiều người sập bẫy lừa đảo khi tin vào dịch vụ kiểm tra thông tin tín dụng hay xóa nợ xấu. Theo CIC, bất kỳ tổ chức/cá nhân nào cũng đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin khách hàng, lịch sử tín dụng hay xóa/điều chỉnh nhóm nợ xấu của khách hàng.

Tôm hùm Việt Nam thịnh hành lại tại Trung Quốc

Tôm hùm Việt Nam thịnh hành lại tại Trung Quốc

(VNF) - Sau quãng thời gian giảm mạnh vào năm ngoái, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam của Trung Quốc đã trở lại mức lành mạnh và nhanh chóng chiếm lại thị phần tại quốc gia tỷ dân.

'BRICS theo đuổi lợi ích riêng, không nhằm đánh bại đồng USD’

'BRICS theo đuổi lợi ích riêng, không nhằm đánh bại đồng USD’

(VNF) - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 22/10 khẳng định rằng các quốc gia thành viên BRICS không nhắm vào đồng USD hoặc các loại tiền tệ khác. Theo ông, các thành viên của nhóm đang hợp tác để theo đuổi lợi ích riêng của họ.