Bệnh viện 1.450 tỷ dang dở, bỏ hoang gần 15 năm ở Bắc Ninh

Hà Thạch - 15/10/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống tại TP Từ Sơn, Bắc Ninh sẽ được rà soát để xem xét chấm dứt hoạt động do dự án đã bỏ hoang gần 15 năm gây lãng phí tài nguyên đất.

UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn về việc rà soát dự án Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Cuộc sống (TP Từ Sơn).

Nội dung nêu rõ, UBND tỉnh Bắc Ninh nhận được văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấm dứt hoạt động Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện cuộc sống mới tại phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn.

Dự án Bệnh viện Cuộc sống mới do Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Cuộc sống mới (gọi tắt là Công ty Hamec) là chủ đầu tư.

Năm 2009, dự án trên đã được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao đất và cho thuê hơn 70 nghìn m2 tại phường Tân Hồng (TP Từ Sơn), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.450 tỷ đồng. Theo quy hoạch, dự án có quy mô 300 giường bệnh điều trị theo y học hiện đại và 700 giường điều dưỡng phục hồi chức năng.

Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành bệnh viện đa khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh thu hút bệnh nhân đến từ các địa phương trong cả nước và các nước trong khu vực. Song nhiều năm sau đó dự án vẫn không triển khai. Phải đến tháng 12/2018, chủ đầu tư dự án mới làm lễ khởi công. Thế nhưng cho đến nay, dự án vẫn "bất động", không hề có hoạt động nào.

Mới đây, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình thực hiện Dự án Bệnh viện Cuộc sống mới.

Kết luận thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thu hồi hơn 70.000 m² đất đã giao cho Công ty Cổ phần y tế Cuộc sống mới thuê để xây dựng Bệnh viện Cuộc sống mới khi chưa kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Công ty Cổ phần y tế Cuộc sống mới Việt Nam. Công ty này chưa nộp tiền thuê đất (thời gian từ 7/7/2009 đến 12/11/2013), do đó, chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng dự án theo quy định.

Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh đã xác định thời điểm tính tiền thuê đất trong hợp đồng thuê đất không đúng quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khi chưa thực hiện đầy đủ một số thủ tục, trình tự.

Công ty Hamec đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu cho Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh. Công ty không đáp ứng đủ năng lực tài chính theo yêu cầu để thực hiện dự án. Vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính của công ty năm 2011, 2012 và 2013 không đủ 100 tỷ đồng vốn chủ sở hữu theo cam kết.

Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh khi thẩm tra dự án đã không báo cáo UBND tỉnh việc Công ty Hamec không đáp ứng yêu cầu vốn chủ sở hữu. Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh khi được lấy ý kiến tham gia về chủ trương đầu tư đã không đề cập đến việc Công ty Hamec vi phạm quy định về đất đai.

Đáng chú ý, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chỉ ra, Công ty Hamec đã gửi báo cáo tài chính cho Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ 1 là tài liệu không chính xác, có dấu hiệu được chỉnh sửa số liệu để đạt được đủ 20% vốn chủ sở hữu theo yêu cầu để thực hiện dự án. Công ty Hamec đã báo cáo ngày 9/6/2021 không trung thực về tình hình thực hiện dự án.

Từ năm 2018 đến nay, Công ty Hamec hầu như không triển khai bất kỳ hoạt động thi công xây dựng nào trên khu đất của dự án. Như vậy, nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ đầu tư là do Công ty Hamec không đủ năng lực để thực hiện dự án. Ngoài ra, kết luận thanh tra còn chỉ ra vi phạm về quy hoạch xây dựng; thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Cùng chuyên mục
Hiền Đức Group: Khởi công công trình nhà ở kết hợp dịch vụ tại Hà Nội

Hiền Đức Group: Khởi công công trình nhà ở kết hợp dịch vụ tại Hà Nội

(VNF) - Hiền Đức Group vừa khởi công công trình Nhà ở kết hợp Dịch vụ tại quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhà phát triển bất động sản giàu tiềm lực này.

Nam Định muốn làm tuyến đường sắt ven biển dài 101km nối 4 tỉnh

Nam Định muốn làm tuyến đường sắt ven biển dài 101km nối 4 tỉnh

(VNF) - Theo đề xuất của UBND tỉnh Nam Định, tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh có chiều dài 101 km, có lộ trình đầu tư sau năm 2030.

VNSTEEL dính nhiều sai phạm, gần 2.300 m2 đất 'vàng' Hà Nội giờ ra sao?

VNSTEEL dính nhiều sai phạm, gần 2.300 m2 đất 'vàng' Hà Nội giờ ra sao?

(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra sai phạm tại khu đất 2.291m2 (số 120 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL).

Một 'đại gia' Hàn Quốc muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Một 'đại gia' Hàn Quốc muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) dự kiến sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam, tạo thêm khoảng 10.000 việc làm mới.

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

Áp lực CBAM: Doanh nghiệp lúng túng trước rào cản thuế carbon

(VNF) - Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trước mắt áp dụng cho 6 mặt hàng là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hydrogen (từ tháng 10/2023) và sẽ chính thức áp dụng tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào EU từ năm 2026.

 Đà Nẵng: Hạn mức giao đất ở cá nhân lên tới 300m2

Đà Nẵng: Hạn mức giao đất ở cá nhân lên tới 300m2

(VNF) - Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Đà Nẵng giao động từ 100 - 300m2.

Thâm nhập bến xe trăm tỷ bỏ hoang suốt 12 năm

Thâm nhập bến xe trăm tỷ bỏ hoang suốt 12 năm

(VNF) - Bến xe phía Nam Đà Nẵng được đầu tư gần 130 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ năm 2012 nhưng đến nay gần như bỏ hoang, các hạng mục đang xuống cấp.

Chủ tịch Dệt may Hòa Thọ rời đi, 2 lãnh đạo mới lên ghế nóng

Chủ tịch Dệt may Hòa Thọ rời đi, 2 lãnh đạo mới lên ghế nóng

(VNF) - Tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ có thông báo về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, ông Nguyễn Đức Trị sẽ rời vị trí Chủ tịch HĐQT.

Mở rộng không gian biển: Động lực trăm tỷ USD thúc đẩy kinh tế

Mở rộng không gian biển: Động lực trăm tỷ USD thúc đẩy kinh tế

(VNF) - Lấn biển không còn là vấn đề bàn cãi làm hay không làm, mà trở thành xu thế tất yếu. Từ bài học thành công của nhiều quốc gia cùng với lợi thế vốn có của Việt Nam, nếu được quy hoạch bài bản và có tầm nhìn, đây sẽ là động lực “khổng lồ” để tăng trưởng kinh tế