'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Thời điểm sự cố xảy ra, cầu vẫn đang cho người và phương tiện lưu thông bình thường.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và khoảng 13 người dân mất tích.
Cầu Phong Châu nằm trên Quốc lộ 32C nối địa phận huyện Lâm Thao với huyện Tam Nông (Phú Thọ), được khánh thành vào ngày 28/7/1995, chiều dài 375,36m.
Năm 2013, cầu Phong Châu được ngành giao thông đưa vào danh sách cầu yếu do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, lượng xe chở hàng, vật liệu, chở quặng... quá khổ liên tục qua lại khiến cầu bị xuống cấp nghiêm trọng.
Kết cấu nền và mặt đường của cây cầu lúc này được ghi nhận đã hư hỏng nặng, nhiều ổ gà xuất hiện.
Trước thực trạng này, Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ thời điểm đó đã cắm biển hạn chế tải trọng xe (chỉ cho phép các xe ô tô có tải trọng dưới 24 tấn được lưu thông qua cầu), thực hiện phương án phân luồng từ xa nhằm giảm tải phương tiện có trọng tải lớn qua cầu và lập chốt kiểm tra. Tại đầu cầu phía huyện Lâm Thao, lực lượng thanh tra giao thông của Sở Giao thông Vận tải, duy trì trực kiểm tra, xử lý vi phạm 3 ca/ngày.
Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa, thay 4 dầm nhịp 8, dán sợi thủy tinh và sợi carbon gia cường dầm, thay thế bu lông cường độ cao bị đứt gãy, han gỉ; tẩy gỉ bằng phun cát sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép; sửa chữa mặt cầu bằng, thảm bê tông nhựa dày 5 cm, thay thế các khe co giãn cũ. Theo kết quả kiểm định sau khi sửa chữa, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng.
Năm 2019, có thời điểm mực nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết, gây xói lở trụ T6 và T7 của cầu Phong Châu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
Lúc đó, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ đã cấm tất cả các loại phương tiện có trọng tải từ 18 tấn trở lên không được lưu thông qua cầu Phong Châu.
Trong năm này, cầu Phong Châu được xử lý xói lở trụ T7, tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép và gia cường khả năng chống va xô. Kết quả kiểm định cầu vào thời gian này cũng đánh giá không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu.
Đến năm 2023, cầu Phong Châu tiếp tục được sửa chữa, tẩy gỉ, sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên; thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược và sửa chữa phần bêtông phía trước khe đã bị nứt vỡ; kiểm định cầu.
Trước tình trạng xuống cấp ngày một nghiêm trọng của cầu Phong Châu, cử tri tỉnh Phú Thọ đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu hiện nay.
Theo cử tri tỉnh Phú Thọ, cầu Phong Châu đã xây dựng từ lâu, qua nhiều lần sửa chữa, đại tu; bề rộng mặt cầu hẹp, lưu lượng người và phương tiện qua lại rất thường xuyên nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Sau khi nhận được kiến nghị của cử tri, Bộ Giao thông Vận tải sau đó có văn bản trả lời và cho biết tại Nghị quyết số 29/ của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, Bộ chỉ được phân bổ tổng số khoảng 304.104 tỷ đồng thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư khoảng 462.000 tỷ đồng.
Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ chi bắt buộc; khởi công mới một số dự án động lực, cấp bách, xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong 5 năm.
Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh Quốc lộ 32C đoạn qua TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tổng mức đầu tư khoảng 160 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Đối với việc đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu, Bộ Giao thông Vận tải khi đó chỉ nói rằng sẽ "ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực".
Trong điều kiện chưa thực hiện ngay việc đầu tư dự án, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu từ nguồn bảo trì đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Thời điểm cử tri gửi kiến nghị liên quan đến cầu Phong Châu là vào tháng 8/2022. Chỉ 2 tháng sau đó, ông Nguyễn Văn Thắng (lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên) được Bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Từ thời điểm trở thành tư lệnh ngành Giao thông Vận tải tới nay cũng đã gần 2 năm, tuy nhiên những kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ về cầu Phong Châu cũng chưa được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng giải quyết. Câu trả lời "sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực" của Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó đến nay cũng chưa từng có diễn biến nào khác hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.