Chậm ban hành 2 nghị định, ngân sách có nguy cơ mất 5.000 tỷ

Vĩnh Chi - 21/10/2019 11:47 (GMT+7)

(VNF) – Do Chính phủ chậm trễ trong việc ban hành 2 nghị định, khoảng 5.000 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước đứng trước nguy cơ không thể thu được. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội yêu cầu Chính phủ xử lý nghiêm tổ chức/cá nhân làm chậm việc ban hành 2 nghị định nói trên.

VNF
Ngân sách nhà nước sẽ thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng nếu Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước

Chính phủ muốn “xóa” nguồn thu 5.000 tỷ đồng

Ngày 4/10/2019, Chính phủ có Tờ trình số 437/TTr-CP về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.

Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 và Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đều quy định về thu tiền cấp quyền khai thác đối với các loại khoáng sản và tài nguyên nước.

Tuy nhiên, do Chính phủ chậm ban hành 2 nghị định: Nghị định 203 về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (có hiệu lực thi hành từ 20/01/2014, chậm 2 năm 6 tháng) và Nghị định 82 về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (có hiệu lực thi hành từ 01/9/2017, chậm 4 năm 8 tháng) nên các cơ quan quản lý nhà nước không thu được số tiền mà lẽ ra các tổ chức/cá nhân phải nộp (khoảng gần 5.000 tỷ đồng).

Đến nay, Chính phủ cho rằng việc triển khai thu đối với số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước nêu trên là không khả thi, có nhiều khó khăn, vướng mắc.

Do đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm Luật có hiệu lực (năm 2011) đến thời điểm Nghị định có hiệu lực.

Hai luồng quan điểm trái chiều trong Ủy ban Kinh tế

Đối với đề xuất này của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay hiện có 2 luồng ý kiến.

Luồng ý kiến thứ nhất (chiếm đa số trong Ủy ban Kinh tế) đồng ý với đề xuất của Chính phủ. Luồng ý kiến này cho rằng việc truy thu số tiền nêu trên là khó khả thi do các tổ chức/cá nhân khai thác khoáng sản, tài nguyên nước đã quyết toán, công bố lỗ, lãi, nộp các khoản thuế và phân chia lợi nhuận.

“Có những tổ chức đã giải thể, phá sản; các dự án, công trình đã được cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước trước đây đến nay có thể không còn hoạt động/sử dụng hoặc đã chuyển cho tổ chức, cá nhân khác.

“Mặt khác, để thu được số tiền của hai lĩnh vực nêu trên, nhà nước có thể sẽ phải bỏ số tiền không nhỏ cho nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, công tác thẩm định, công tác thu, xử lý khiếu nại...”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế viết.

Tuy nhiên, có một số ý kiến không tán đồng Chính phủ. Các ý kiến này cho rằng việc chậm ban hành nghị định hướng dẫn 2 luật dẫn đến những khó khăn vướng mắc (nêu tại Tờ trình) là trách nhiệm của Chính phủ; các lý do nêu ra tại Tờ trình dẫn đến chậm ban hành nghị định cũng không hợp lý.

Mặt khác, Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018 của Quốc hội đã giao nhiệm vụ Chính phủ: “Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước… Không ban hành chính sách làm giảm thu ngân sách nhà nước trừ trường hợp điều chỉnh chính sách thu theo các cam kết hội nhập”.

Hơn nữa, theo quy định, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Sau khi luật có hiệu lực, hàng năm cơ quan thuế đã phải thực hiện việc quản lý, tổng hợp, hạch toán, báo cáo số thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và phân bổ vào ngân sách địa phương. Vì vậy, Quốc hội không nên cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước.

“Việc cho lùi thời gian thực hiện quy định của pháp luật với lý do chậm ban hành Nghị định hướng dẫn cũng sẽ tạo tiền lệ xấu trong việc thực thi pháp luật, đồng thời, làm hụt một khoản thu lớn, trong khi ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn”, Ủy ban Kinh tế dẫn lời các ý kiến phản đối.

Ủy ban Kinh tế yêu cầu xử lý nghiêm việc chậm ban hành 2 nghị định

Ủy ban Kinh tế cho rằng việc chậm trễ ban hành nghị định hướng dẫn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước của Chính phủ là trái với quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Riêng Nghị định 82, quy định thời điểm bắt đầu tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ khi nghị định có hiệu lực, cũng trái với quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và không phù hợp với Luật Tài nguyên nước.

Việc quy định thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu từ khi nghị định có hiệu lực đã làm mất hiệu lực của Luật với các đối tượng này trong giai đoạn từ khi luật có hiệu lực đến khi nghị định có hiệu lực (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 01/9/2017).

“Việc chậm ban hành 2 Nghị định nêu trên cũng đã làm cho các tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước không tính được số tiền để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và sẽ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 5.000 tỷ đồng nếu Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Đây là số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn”, Ủy ban Kinh tế nêu rõ.

Ủy ban Kinh tế kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong việc chậm ban hành hai Nghị định nêu trên theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-6/2020).

Trước mắt, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ bổ sung nội dung đánh giá việc lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước ảnh hưởng như thế nào đến việc thu ngân sách nhà nước.

Đồng thời Chính phủ cần lý giải rõ hơn tại sao Nghị định 203 có hiệu lực ngày 20/01/2014 mà lại quy định thời hạn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày 01/01/2014.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội đưa nội dung cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vào “Nghị quyết kỳ họp” tương tự như việc Quốc hội quyết định các vấn đề có liên quan đến các khoản thu, nhiệm vụ chi hay bổ sung dự toán ngân sách.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UB Thường vụ Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

Lotte Card ‘bơm’ thêm 68 triệu USD cho pháp nhân Việt Nam

(VNF) - Công ty thẻ tín dụng Hàn Quốc Lotte Card vừa hoàn tất đợt tăng vốn trị giá hơn 1.726 tỷ đồng (khoảng 68 triệu USD) cho pháp nhân tại Việt Nam là Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Lotte Việt Nam (LOTTE FINANCE). Đây là lần tăng vốn lớn nhất kể từ khi công ty bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2018.

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền

(VNF) - Bán ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

Điều tra dấu hiệu phạm tội tại 7 lô đất ‘vàng’ của Công ty Lương thực Đà Nẵng

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Đà Nẵng đang thụ lý, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với 7 lô đất “vàng” tại Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng.

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

Giảm gần 700 đồng, xăng RON95-III lùi về 22.519 đồng/lít

(VNF) - Giá xăng ngày 30/5 giảm theo xu hướng thế giới tuần qua, mức giảm dao động từ 518 đồng đến 694 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít.

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

Nhận diện nhà thầu giao thông nghìn tỷ Xây dựng 886 - Thành Nam

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam vừa vướng phải 'tai tiếng' về việc có dấu hiệu gian lận khi cung cấp tài liệu tham dự thầu tại Gói thầu số 3 do Cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư.

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

Kido: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, cổ đông chuẩn bị đón 'mưa' cổ tức

(VNF) - KIDO lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 800 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thực hiện năm 2023.

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

Chiến tranh công nghệ: Huawei chạy đua lấp chỗ trống do Nvidia để lại ở Trung Quốc

(VNF) - Theo những người trong ngành, Huawei Technologies đã nổi lên như một nhà cung cấp chip trí tuệ nhân tạo (AI) chính ở Trung Quốc sau khi Mỹ tung các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với bộ xử lý tiên tiến của Nvidia.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.