'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo công bố của Samsung, Chủ tịch Lee Kun-hee đã từ trần hôm 25/10 sau 6 năm nằm viện, hưởng thọ 78 tuổi.
“Chủ tịch Lee Kun-hee là người có tầm nhìn xa trông rộng thực sự, đã chuyển đổi Samsung từ một doanh nghiệp địa phương thành nhà sáng tạo, đế chế công nghiệp hàng đầu thế giới. Tất cả chúng tôi sẽ luôn trân trọng những di sản của cố chủ tịch và biết ơn về hành trình được đồng hành với ông", thông báo của Samsung viết.
Ông Lee Kun-hee sinh năm 1942 tại Daegu. Từ nhỏ ông Lee đã thông thạo tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Nhật. Ông nhận bằng cử nhân Kinh tế học của Đại học Waseda (Nhật Bản) và bằng MBA của Đại học George Washington (Mỹ).
Ông Lee gia nhập công ty gia đình từ năm 1968 và chính thức tiếp quản cơ ngơi của cha, ông Lee Byung-chull, vào năm 1987 khi đã 45 tuổi.
Trong cuốn tiểu sử về cuộc đời mình "Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung", ông cho biết vào năm 1993, Samsung có trụ sở tại Suwon (Hàn Quốc) và chỉ được coi là nhà sản xuất hạng hai với các sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp.
Năm 1993 được xem là cột mốc cho sự chuyển mình của Samsung khi Chủ tịch Lee đưa ra loạt chính sách nhằm cải tổ tập đoàn này.
“Hãy thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ con bạn” ông nói với công nhân. Sau đó, ông đã ra lệnh tiêu hủy hơn 150.000 chiếc điện thoại cầm tay kém chất lượng trong nhà kho của Samsung. Tiếp đó, ông cử khoảng 6000 người vào khắc phục những sản phẩm do 30.000 công nhân làm ra.
Cũng trong năm 1993, ông Lee đã tập hợp những chuyên gia hàng đầu của Đức, bắt đầu lập ra kế hoạch biến Samsung trở thành tập đoàn dẫn đầu ngành công nghiệp điện máy.
Ông Lee nắm vai trò Chủ tịch Samsung Group từ năm 1987 đến 1998, Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics từ 1998 đến 2008, và sau đó là chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 cho đến khi ông qua đời.
Tại Hàn Quốc, Samsung là đế chế điện tử hàng đầu và cố Chủ tịch Lee Kun Hee là biểu tượng của giới kinh doanh và siêu giàu Hàn Quốc (chaebol). Ông là người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản ròng ước tính là 20,7 tỷ USD.
Gần như cả cuộc đời của ông Lee chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Samsung Electronics. Từ một nhà sản xuất TV hạng hai, Samsung Electronics đã lột xác thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu; vượt qua các thương hiệu Nhật Bản như Sony, Sharp và Panasonicvề chip, TV và màn hình; chấm dứt vị thế thống trị của điện thoại Nokia và đánh bại Apple trong lĩnh vực điện thoại thông minh.
Ông tiếp quản cơ ngơi của cha khi tổng tài sản của Samsung vào thời điểm đó là 8 ngàn tỷ won. Con số này ở thời điểm hiện tại đã tăng lên hơn 400 ngàn tỷ won.
Samsung Electronics ngày nay là nền tảng của nền kinh tế Hàn Quốc và là một trong những công ty chi tiêu nhiều nhất trên thế giới cho nghiên cứu và phát triển.
"Cho dù chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa, chúng ta cũng không cần phải sợ nếu chúng ta có những nhân tài tốt nhất trong thiết kế, nghiên cứu và phát triển", ông Lee từng chia sẻ trong một cuộc họp với các công ty con.
Nhà lãnh đạo Samsung quan niệm rằng: "Trong thời đại cạnh tranh không giới hạn, chiến thắng hay thất bại sẽ phụ thuộc vào một số ít thiên tài. Một thiên tài sẽ nuôi sống 100.000 người”.
Xem thêm >> Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục nông sản Mỹ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.