Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 9/1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN), Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC) và các đồng phạm với phần thẩm vấn các bị cáo về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về lý do chỉ định thầu cho PVC. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa sang phòng cách ly trong khi ông Thăng trả lời tòa.
Ông Đinh La Thăng khai giữ vai trò chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ tháng 2/2006 đến đầu tháng 8/2011. Tháng 6/2010, ông Thăng có ký nghị quyết đồng ý về chủ trương giao cho PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, sử dụng vốn của PVN tại PVPower và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Khi Hội đồng xét xử đặt câu hỏi "vì sao theo Nghị quyết 9396 của Hội đồng thành viên đã nêu PVC là tổng thầu liên doanh nhưng tại CV 871, bị cáo lại chuyển đổi nội dung của nghị quyết đó sang chỉ có PVC được chỉ định làm tổng thầu?".
Bị cáo Đinh La Thăng nói rằng đây là dự án cấp bách, được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải sớm triển khai thực hiện. Nếu triển khai như kế hoạch Hội đồng thành viên PVC đã quyết định là thành lập liên doanh tổng thầu thì các đơn vị gặp khó khăn, mất nhiều thời gian trong việc tìm đối tác.
Trong khi nếu theo phương án tổng thầu trong nước và lựa chọn đối tác là nhà thầu nước ngoài sau thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian. Vì vậy, Hội đồng thành viên đã đồng ý với phương án lựa chọn PVC làm tổng thầu. Bị cáo đã thay mặt Hội đồng thành viên ký báo cáo xin phép giao PVC làm tổng thầu.
Chủ tọa hỏi căn cứ nào để giao PVC làm tổng thầu? Ông Thăng khẳng định việc chọn lựa đối tác nước ngoài là khó cho Việt Nam. Còn năng lực tài chính và kinh nghiệm thì ông Thăng khẳng định thời điểm đó PVC có đủ. PVC đã thi công hàng trăm công trình rồi chứ không chỉ có công trình Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Về năng lực tài chính, ông Thăng cho rằng dựa vào các báo cáo của PVC và các bộ phận giúp việc của PVN báo cáo. Do đó, căn cứ vào năng lực và thực tiễn của PVC nên bị cáo đồng ý về nguyên tắc. "Năm 2010, PVN đã bán bớt cổ phần của PVC thu được tiền", ông Thăng nói.
Liên quan đến số tiền hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng đã ứng cho PVC thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng khẳng định đã chỉ đạo rõ số tiền này chỉ được sử dụng cho dự án không được dùng vào mục đích khác.
Khi tòa đặt vấn đề hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện mà bị cáo đã cho tạm ứng 10% giá trị hợp đồng như vậy có đúng không? Ông Thăng trả lời: "Lúc đó bị cáo chưa biết gì về hợp đồng 33 cả".
Trước câu trả lời trên, Hội đồng xét xử đã gọi một số bị cao trong vụ án lên đối chất với lời khai của ông Thăng.
Hội đồng xét xử gọi bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng - Trưởng ban Tài chính Kế toán PVN) lên cho đối chất. "Hôm qua bị cáo khai quá trình rà soát hợp đồng 33 thấy nhiều thủ tục thiếu sót, việc này bị cáo báo cáo lãnh đạo tập đoàn", chủ tọa hỏi bị cáo Quỳnh.
"Bị cáo chỉ báo cáo nội dung hợp đồng 33 với anh Thăng còn một số nội dung khiếm khuyết của hợp đồng thì báo cáo trực tiếp với ông Nguyễn Xuân Sơn" ông Quỳnh khai.
Tòa tiếp tục cho bị cáo Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2) đối chất. Ông Chương khai tại cuộc họp ngày 31/3/2011, ông Đinh La Thăng chỉ đạo ban quản lý dự án rà soát lại nội dung hợp đồng 33 để ký lại hợp đồng điều chỉnh chủ thể.
Đến cuộc họp ngày 1/6/2011, ông Thăng yêu cầu hoàn thành sớm thiết kế tổng thể và sớm thực hiện việc tạm ứng 10% giá trị hợp đồng cho dự án.
Trái với lời khai của ông Thăng về việc "không biết đến hợp đồng 33", bị cáo Chương khẳng định đã báo cáo nội dung hợp đồng 33 không đúng quy định.
"Bị cáo được anh Thăng gọi lên phòng hỏi tại sao không làm văn bản chuyển tiền tạm ứng cho PVC. Bị cáo bảo anh xem lại hợp đồng 33 có không phù hợp quy định, không đúng với nghị định 48 của Chính phủ, đề nghị Tập đoàn hướng dẫn ban quản lý thực hiện theo đúng quy định.
"Khi đó anh Thăng đã cho gọi anh Sơn, anh Khánh lên phòng. Khi anh Sơn lên hỏi tại sao không chuyển tiền. Bị cáo trả lời rằng mới ký hợp đồng chuyển đổi chủ thể, hợp đồng có 2 trang chưa có phòng ban ký nháy vào đó chưa đủ điều kiện", ông Chương khai.
Bị cáo Chương tiếp tục khai về chỉ đạo của ông Thăng: "Lúc đó anh Thăng vội đi đâu và nói tôi không biết, các anh phải làm sao chuyển tiền tạm ứng cho PVC thực hiện dự án".
Ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó tổng giám đốc PVC) là người tiếp theo đối chất. Ông khai hợp đồng 33 không đủ điều kiện thực hiện, tạm ứng; dù sau đó đổi sang hợp đồng 4194 nhưng chỉ đổi chủ thể nên bản chất vẫn là chưa đủ điều kiện. "Vì sao chưa đủ điều kiện tạm ứng mà bị cáo cùng bị cáo Đinh La Thăng lại có bút phê về việc tạm ứng?", thẩm phán hỏi. Ông Khánh phủ nhận có bút phê.
Thẩm phán ngay sau đó đọc bút phê của ông Thăng với nội dung "chuyển anh Khánh – Phó tổng giám đốc xử lý". Ông Khánh sau đó có bút phê chuyển Ban quản lý dự án tạm ứng 1.000 tỷ đồng cho PVC.
Bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC) lên đối chất tiếp theo. Trả lời về tình hình tài chính của PVC, bị cáo khai giữa năm 2011 dòng tiền đầu tư lớn hơn vốn điều lệ. PVC vẫn có lãi nhưng mất cân bằng.
Trước câu trả lời này, ông Thăng khi đối chất nói rằng "tôn trọng câu trả lời". Theo ông, kết quả sản xuất kinh doanh của PVC được kiểm toán công khai và doanh nghiệp vẫn có lãi. "Với doanh nghiệp, vốn và nguồn vốn cùng khó khăn trong một thời điểm là việc bình thường", ông Thăng nói.
Hội đồng xét xử hỏi lại ông Thăng về việc chỉ định PVC làm tổng thầu có đúng không, ông Thăng nói: đúng về chủ trương vì có quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2009 chứ không phải năm 2011 mới chỉ định.
Ông Thăng thừa nhận trách nhiệm bản thân: "Có trách nhiệm người đứng đầu PVN cũng như dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm trước, do sức ép của tiến độ, trong chỉ đạo của bị cáo có lúc nóng vội, đốt cháy giai đoạn, quá quyết liệt dẫn đến vi phạm quy trình thủ tục, bị cáo xin nhận trách nhiệm".
Ông Thăng sau đó bị đưa lại về phòng cách ly khi tòa thẩm vấn các bị cáo khác.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và gần 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng gần 1.116 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.