Chính phủ chốt mốc trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tuệ Lâm - 07/10/2024 09:43 (GMT+7)

(VNF) - Thường trực Chính phủ yêu cầu chậm nhất ngày 20/10 phải có tờ trình của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam gửi Quốc hội.

Nội dung này được nêu trong thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Tránh đội vốn khi triển khai dự án

Trong thông báo, Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, Hội đồng thẩm định Nhà nước phấn đấu hoàn thành công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sớm nhất để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Ảnh minh hoạ.

Thường trực Chính phủ lưu ý về chủ trương phương án thiết kế kỹ thuật. Trong đó, yêu cầu phải bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến với tốc độ thiết kế 350km/h đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua để tính toán, thiết kế phương án kĩ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Về hướng tuyến, Thường trực Chính phủ đề nghị phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí; tránh các khu dân cư, đô thị lớn nhưng phải có phương án kết nối phù hợp; thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Về công năng, Bộ Chính trị đã thống nhất về công năng vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh. Bộ GTVT phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quá trình thiết kế bước tiếp theo bảo đảm yêu cầu quốc phòng - an ninh.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và các yếu tố đặc thù của công trình để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan khi phê duyệt dự án đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình…

Chậm nhất ngày 20/10 phải có tờ trình Chính phủ gửi Quốc hội

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án; bổ sung kiến nghị Quốc hội cho phép: "đối với những cơ chế chính sách phát sinh sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, trường hợp chính sách phát sinh trong quá trình thực hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quyết định; các cơ quan báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp gần nhất".

Ảnh minh hoạ.

Về phân cấp, phân quyền, Bộ GTVT bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương nhằm huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực thực hiện dự án và xây dựng các ga dừng, đỗ, giao Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư.

Huy động đa dạng nguồn lực, trong đó đầu tư công là chính (gồm ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu công trình, các nguồn vốn hợp pháp khác của Nhà nước…), nguồn vốn đầu tư BOT, BT (đổi đất lấy hạ tầng, nhất là các nhà ga, sân đỗ) và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nhà nước bằng các cơ chế đặc thù, đặc biệt…

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu thành lập Tổ giúp việc chuyên trách do một Thứ trưởng chỉ đạo xây dựng dự án, trong đó huy động các chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, kinh nghiệm và xem xét có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất đặc thù của Dự án.

Bộ GTVT cũng được giao rà soát, trường hợp cần thiết phải bổ sung một Thứ trưởng chuyên trách triển khai dự án, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Về trình tự, thủ tục, cần nghiên cứu có cơ chế rút ngắn thời gian; làm thủ tục triển khai thực hiện nhanh, dành thời gian tập trung thi công. Về vật liệu xây dựng, cần phải có cơ chế đặc thù về khai thác đất, vật liệu xây dựng thông thường và phân cấp, phần quyền tối đa cho địa phương xử lý việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường.

Về giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất lúa, cần rà soát để phân cấp cho địa phương có cơ chế chủ động triển khai thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong trường hợp có điều chỉnh phạm vi, diện tích do thay đổi, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí các công trình của dự án. Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, các địa phương triển khai thực hiện, việc kiểm tra theo phương thức hậu kiểm.

Về tiến độ trình, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10/10. Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm định Nhà nước, kịp thời tiếp thu, giải trình ý kiến.

Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18/10; yêu cầu chậm nhất ngày 20/10 phải có tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Cùng chuyên mục
Quy định mới: Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Quy định mới: Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị xử phạt đến 1 tỷ đồng.

'Tân binh' sàn HoSE - 'ngựa ô' ngành chứng khoán?

'Tân binh' sàn HoSE - 'ngựa ô' ngành chứng khoán?

(VNF) - Cái tên DSC có thể còn xa lạ với phần lớn nhà đầu tư, nhưng đây là một công ty chứng khoán có nhiều điểm đặc biệt.

Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của BSR ở mức ‘BB+’ với ‘Triển vọng ổn định’

Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn của BSR ở mức ‘BB+’ với ‘Triển vọng ổn định’

(VNF) - Tổ chức Fitch Ratings vừa công bố Báo cáo đánh giá xếp hạng tín nhiệm mặc định dài hạn (IDR) năm thứ 2 của Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) với mức “BB+” với “Triển vọng ổn định”.

Tiệm phở Việt Nam 'siêu đắt khách' tại Thượng Hải: Phải lấy số xếp hàng, giá tới 1 triệu/bát.

Tiệm phở Việt Nam 'siêu đắt khách' tại Thượng Hải: Phải lấy số xếp hàng, giá tới 1 triệu/bát.

Đây là một trong những thương hiệu phở Việt Nam thu hút được lượng lớn khách hàng tại Trung Quốc.

Một tháng sau bão, thiệt hại trăm tỷ chưa được bảo hiểm bồi thường

Một tháng sau bão, thiệt hại trăm tỷ chưa được bảo hiểm bồi thường

(VNF) - Một tháng sau bão, việc cấp bách là nguồn tiền để duy trì hoạt động và phục hồi sản xuất kinh doanh, tuy nhiên người dân và doanh nghiệp vẫn ngóng chờ tiền bồi thường bảo hiểm. Nếu được xử lý sớm, đây là một trong những nguồn lực phục hồi tốt nhất trong ngắn hạn

Lai lịch DN chi 255 tỷ thâu tóm công ty con của Đức Long Gia Lai

Lai lịch DN chi 255 tỷ thâu tóm công ty con của Đức Long Gia Lai

(VNF) - Doanh nghiệp mua lại công ty con ở nước ngoài của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai là Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven.

Tincom Pháp Vân: Tòa tháp bỏ hoang 1 thập kỷ nơi cửa ngõ Thủ đô

Tincom Pháp Vân: Tòa tháp bỏ hoang 1 thập kỷ nơi cửa ngõ Thủ đô

(VNF) - Toà nhà Tincom Pháp Vân được triển khai trên khu đất rộng 56.440 m2, có vị trí đắc địa thuộc địa bàn xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, tiếp giáp với quận Hoàng Mai.

TT Putin tung 'quân bài' mới, phương Tây đối mặt thêm 1 mối đe dọa

TT Putin tung 'quân bài' mới, phương Tây đối mặt thêm 1 mối đe dọa

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Nga đang cân nhắc sẽ cắt giảm các nguyên liệu thô quan trọng như uranium, titan và niken tới phương Tây. “Mối đe dọa” mới này được đánh giá là rất đáng kể vì Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu những nguyên liệu thô này từ Nga với số lượng lớn.

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cùng gói tài khoản siêu ưu đãi - OMNI Platinum

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả cùng gói tài khoản siêu ưu đãi - OMNI Platinum

(VNF) - Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã ra mắt gói tài khoản siêu ưu đãi OMNI Platinum ngay trên ngân hàng số dành cho doanh nghiệp (OMNI Corp) giúp doanh nghiệp số hóa quy trình thanh toán, tiết giảm chi phí, thời gian và nhân sự vận hành.