Chính sách mới từ tháng 11/2022: Tăng lương cho lao động ngành bảo hiểm
Hoài Anh -
01/11/2022 10:59 (GMT+7)
(VNF) - Từ tháng 11/2022, nhiều chính sách mới, nổi bật bắt đầu có hiệu lực, như: cán bộ, công chức, viên chức bảo hiểm được tăng 80% lương; quy định cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ; doanh nghiệp có khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước…
Cán bộ, công chức, viên chức bảo hiểm được tăng 80% lương từ tháng 11/2022
Tăng lương cho người lao động ngành bảo hiểm
Từ ngày 10/11, Quyết định 19/2022 có hiệu lực, quy định mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định được áp dụng đối với ba nhóm đối tượng sau đây:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;
Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động - thương binh và xã hội.
Việc chi trả tiền lương tăng thêm 0,8 lần không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn…
Tạm cấm cán bộ thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ
Theo Thông tư số 60/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11, quy định 11 trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ.
Thời gian cấm là 1-2 năm sau khi thôi giữ chức vụ.
Đó là người làm quản lý thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán; chứng khoán và thị trường chứng khoán; bảo hiểm; hải quan; giá; thuế, phí, lệ phí và khoản thu khác của ngân sách Nhà nước; tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; dự trữ quốc gia; quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; quản lý Nhà nước về ngân sách; tài sản công.
Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
Thông tư số 12/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/11.
Trong đó, Thông tư về quản lý ngoại hối vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có nội dung liên quan đến sử dụng trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả.
Trường hợp bên đi vay lựa chọn khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi để giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, bên đi vay sử dụng trang điện tử để khai báo thông tin liên quan đến khoản vay được đăng ký, khai báo thông tin về các nội dung đề nghị xác nhận đăng ký thay đổi trước khi gửi hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định tại thông tư này.
Thông tư 12 cũng quy định một số khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước. Đó là các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài; khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 1 năm.
Xác định giá truyền tải điện theo quy định mới
Có hiệu lực từ ngày 22/11, Thông tư 14/2022 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017 ngày 10/2/2017 quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
Thông tư sửa đổi khoản 2 Điều 3 về phương pháp xác định giá truyền tải điện.
Giá truyền tải điện được xác định hàng năm trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ cho hoạt động truyền tải điện của Đơn vị truyền tải điện với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định theo phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng tại thời điểm tính giá truyền tải điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định mới về bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất
Thông tư 61/2022 có hiệu lực từ ngày 20/11, quy định dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp trên mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Ngoài ra, dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm có mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí tổ chức cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
Đối với kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì mức kinh phí tổ chức cưỡng chế thu hồi đất được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
(VNF) - Sau những lo lắng thái quá ban đầu, tâm lý của nhiều doanh nghiệp Việt đã dần ổn định trở lại và bắt đầu chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ, kể cả cho tình huống xấu nhất.
(VNF) - Công nghiệp livestream đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nổi bật, được biết đến với tên gọi "streamer" có khả năng biến từng phiên phát trực tiếp thành "cỗ máy in tiền". Tuy nhiên, các lùm xùm gần đây về việc quảng cáo “lố”, lạm dụng niềm tin người tiêu dùng đã cho thấy không ít thách thức về mặt quản lý.
(VNF) - Chính phủ chỉ đạo UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 1/5 để Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 30/5 và xem xét thông qua trước 20/6/2025.
(VNF) - Năm 2024, Petro Times (PPT) doanh thu tăng 22,4% đạt hơn 4.000 tỷ, Tuy nhiên, nhiều lo ngại liên quan đến phải thu khách hàng & chênh lệch BCTC kiểm toán và BCTC Quý.
(VNF) - Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, "mục tiêu của ông Trump không phải là cán cân thương mại bằng 0 mà là đạt được một lợi thế trong đàm phán và sự cải thiện so với tình trạng hiện nay. Đó là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được”.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình cho biết, dự kiến trong nghị định liên quan đến triển khai Luật Quảng cáo sửa đổi sẽ có sự điều chỉnh chi tiết hơn với người nổi tiếng, theo hướng tăng thêm chế tài xử phạt, cấm không cho quảng cáo.
(VNF) - Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan của Mỹ để trao đổi về những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có chính sách bảo lưu lương, phụ cấp với những người được bố trí chức vụ thấp hơn.
(VNF) - Liên quan việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, Chính phủ vào cuộc rất nhanh nhưng nhà đầu tư phản ứng "thái quá", đặc biệt trên thị trường chứng khoán.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ để tiến hành đàm phán theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump.
Hoa hậu Thùy Tiên và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Lê Tuấn Linh từng hợp tác ra mắt thương hiệu kẹo rau củ Kera. Riêng nàng hậu và Quang Linh Vlogs có hợp tác kinh doanh từ đầu năm 2022.
(VNF) -Theo Cục thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
(VNF) - Ngày 5/4, một đoàn gần 200 doanh nhân hàng đầu Việt Nam đã có mặt tại Mỹ trên chuyến chuyên cơ. Chuyến đi nhằm thúc đẩy hoạt động kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác, và đàm phán trong các lĩnh vực trọng yếu như tài chính, năng lượng, công nghệ và xuất nhập khẩu.
(VNF) - Đã 2 thập kỷ, dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân có vốn đầu tư 7.665 tỷ vẫn dang dở. Theo đó, để "tái sinh" dự án này dự kiến cần đầu tư thêm khoảng 700 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Kết luận 130 của Bộ Chính trị và Công văn 079 của Bộ Nội vụ, 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh sẽ được sáp nhập thành một tỉnh mới, có tên gọi là Vĩnh Long.
(VNF) - Hằng Du Mục từng là "chiến thần" livestream với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi phiên. Trước khi bị bắt, cô dính nhiều lùm xùm về quảng cáo quá công dụng sản phẩm.
(VNF) - Phiên họp lần thứ 90 của UBND tỉnh Bình Dương vừa thông qua 16 nội dung, trong đó có dự thảo về dự án tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên (TP. HCM).
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.