Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
- Nhìn lại 2 năm hoạt động của hiệp hội, điều gì khiến ông cảm thấy hài lòng nhất?
Ông Lê Long Giang: Trong hai năm vừa qua đối với VFCA là chặng đường đầy khó khăn và thử thách nhưng cùng với sự đồng lòng của các Hội viên trong Hiệp hội chúng tôi đã thực hiện được những hoạt động góp ích cho sự phát triển và hỗ trợ các Hội viên trong Hiệp hội.
Cụ thể, VFCA đã làm tốt công tác cầu nối giữa hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ để phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc liên quan lĩnh vực tài chính trong hoạt động kinh doanh. Phát huy vai trò tư vấn, phản biện của mình, trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã nhiều lần đề xuất các văn bản, chính sách tới các Bộ, ban ngành về lĩnh vực tài chính. Hiệp hội cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc kiến nghị các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức gây ra bởi đại dịch Covid-19.
Với đội ngũ chuyên gia cấp cao giàu kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức về tài chính chuyên sâu, VFCA đã đưa ra các báo cáo kinh tế vĩ mô, báo cáo tài chính phát hành rộng rãi cho các hội viên và các cơ quan báo chí truyền thông. Các báo cáo đều được các hội viên và các cơ quan chức năng đánh giá cao về hàm lượng thông tin cũng như các giá trị trong thực tiễn. Đặc biệt trong tháng 1/2021, Hiệp hội đã tổ chức Hội thảo về “Triển vọng kinh tế tài chính 2021 - 2025.
Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán”, cung cấp bức tranh tổng quan về thị trường, tình hình kinh tế tài chính Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 và triển vọng đến 2025, sau những tác động của Covid-19. Ngày 6/8/2021 vừa qua, Hiệp hội vinh dự đã được Bộ thông tin và truyền thông cấp phép thành lập Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance. Đây là niềm tự hào và sự động viên khích lệ to lớn cho những nỗ lực của VFCA trong suốt thời gian vừa qua. Chúng tôi hy vọng qua kênh truyền thông này, VFCA sẽ truyền tải được nhiều thông tin kinh tế - tài chính hữu ích, chính xác và kịp thời tới độc giả, các hội viên được nhiều hơn nữa.
- Ông đánh giá thế nào về thị trường tài chính hiện nay và xu hướng sắp tới?
Có thể thấy đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã tạo nên rất nhiều áp lực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng, đặc biệt khiến hành vi, nhu cầu của khách hàng thay đổi mạnh mẽ.
Tuy nhiên trong bối cảnh này, diễn biến tích cực nhất vẫn là thị trường chứng khoán Việt Nam ghi được những điểm kỷ lục chưa từng có, như thu hút trên 500.000 tài khoản mới mở, thanh khoản nhiều phiên đạt trên 1 tỷ USD, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt trên 105% GDP và đặc biệt chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 24% so với đầu năm. Về triển vọng thị trường chứng khoán trong thời gian tới, tôi cho rằng cả hiện tại và tương lai thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục tăng điểm và là nơi thu hút nguồn vốn lớn cho nền kinh kế hiện tại.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây bùng nổ và có chuyển biến về chất, cơ cấu tổ chức phát hành đa dạng (Bất động sản, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất), khối lượng phát hành tăng cao. Thị trường chứng khoán phái sinh cũng có mức tăng trưởng rất nhanh và ngày càng phát huy vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần thanh khoản trên thị trường cổ phiếu cơ sở. Trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phái sinh sẽ là những công cụ thu hút vốn trong tương lai cho sự phát triển thị trường vốn tại Việt Nam sắp tới.
Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ về công nghệ dẫn tới những tác động làm thay đổi toàn bộ diện mạo ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng theo hướng số hóa. Tôi nhận thấy đây là sự chuyển dịch khá tích cực và nâng cao được chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa trong quá trình thực hiện các dịch vụ hiện nay mà các Công ty tài chính hay ngành ngân hàng đang thực hiện. Trong vài năm tới, nhiều ngân hàng sẽ kết hợp chặt chẽ với nền tảng Fintech, ví điện tử…., để cung cấp đa dạng dịch vụ, đồng thời sẽ phát triển những chi nhánh không còn nhân viên mà vẫn hiệu quả.
- Trước các cơ hội mới như vậy, VFCA sẽ làm gì?
Hiện nay, vấn đề quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam còn khá mới mẻ đối với nhiều người nên dẫn đến hiệu quả sử dụng tiền và tiết kiệm tiền và tạo ra tiền chưa được cao nên dẫn đến tình hình căng thẳng về tài chính. Chính vì vậy, VFCA mong muốn qua đại dịch này mọi người sẽ hiểu được tầm quan trọng của tài chính cá nhân để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cá nhân để đảm bảo mức sống ổn định trong những tình huống bất ngờ như dịch bệnh, ốm đau... Để thực hiện được điều đó, VFCA sẽ xây dựng kênh kiến thức về quản lý tài chính cá nhân một cách chuyên sâu và phù hợp với thực tế Việt Nam để các hội viên có thể hiểu được và kết nối được nhiều các hội viên khác tham gia vào cộng đồng chung của VFCA.
Một vấn đề khác là trong thời gian vừa qua chúng ta có thể thấy dịch bệnh Covid-19 đã tác động sâu và rộng đến đời sống của rất nhiều người như mất việc làm, giảm thu nhập... khiến cho cuộc sống của nhiều người gặp rủi ro, chờ các gói an sinh xã hội theo từng ngày. Trong bối cảnh đấy rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của “Tín dụng đen”, tín dụng đen có thể đến tay người vay rất dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cấp bách của người dân nhưng nó lại đem lại những hậu quả to lớn đối với xã hội và gây bất an đối với người dân và bất lực với nhà quản lý. Lãi suất vay của tín dụng đen thường cao ngất ngưởng khả năng người vay không trả được nợ là rất lớn. Do đó, việc quản lý tài chính của mỗi cá nhân là rất quan trọng, nó giúp cho từng cá nhân có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Chúng ta có thể thấy tình trạng “Tín dụng đen” đã len lỏi vào khắp mọi nhà mọi ngóc ngách của đường phố bằng các tờ rơi, tin nhắn quảng cáo, trong bối cảnh dịch bệnh, thậm chí ngay cả khi đại dịch qua đi, với một nền kinh tế cần nhiều thời gian để hồi phục, bất cứ ai cũng đều có thể tự biến mình thành nạn nhân của tín dụng đen. Tôi hy vọng trong thời gian tới, chính phủ và nhà nước sẽ có biện pháp mạnh để xử lý tình trạng tín dụng đen. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước có giải pháp phù hợp để mọi người có thể tiếp cận được với nguồn tín dụng an toàn. VFCA sẽ có các hoạt động để đồng hành cùng Chính phủ trong “cuộc chiến” này.
Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, chúng ta có thể thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ về công nghệ dẫn tới những tác động làm thay đổi toàn bộ diện mạo ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng theo hướng số hóa. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.