'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2020 là năm đầu tiên sau 25 năm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu toàn thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thì mức giảm 10,5% của dệt may Việt Nam được cho là mức giảm thấp.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới không bị cách ly, dừng sản xuất. Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho xuất khẩu dệt may Việt Nam có mức suy giảm thấp nhất xét về mặt hàng quần áo trong top 5
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ: "Chúng ta vừa trải qua một năm sản xuất kinh doanh đặc biệt nhất trong lịch sử phát triển của Tập đoàn với tất cả những diễn biến thị trường và xã hội chưa từng trải qua. Mọi kinh nghiệm và giải pháp trong quá khứ không còn phát huy tác dụng để giải quyết được vấn đề như trước".
Theo dự báo của nhiều tổ chức trong đó có Vinatex và McKinsey, 2021–2023 là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành. Dự kiến đến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng 2019.
Chỉ ra một loạt đặc điểm của cạnh tranh khi thị trường trở nên khác biệt hoàn toàn khi thị trường trong thời điểm phục hồi sau dịch, ông Lê Tiến Trường cho biết: "Lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp truyền thống và lớn như trong Tập đoàn có nguy cơ bị xoá nhòa sau thời gian dừng vì dịch bệnh, các đối thủ sẽ bắt đầu ở cùng một vạch xuất phát mới. Khách hàng truyền thống bị thay thế, phá sản, thu hẹp quy mô và thị trường xuất hiện các nhãn hàng mới".
"Việc chỉ dựa trên khách hàng truyền thống sẽ không đảm bảo duy trì được thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thay đổi làm ảnh hưởng đến tính cân bằng của năng lực sản xuất hiện có. Sẽ xuất hiện các khu vực thừa cung và cả những khu vực cần đầu tư mới hoặc chuyển đổi để đáp ứng thị trường", ông Trường dự báo.
Trong thời gian này, các quốc gia tranh thủ quá trình sắp xếp lại chuỗi cung ứng để tranh giành những thị phần mới một cách quyết liệt, đồng thời, đơn giá hàng hoá giảm mạnh.
Lãnh đạo Vinatex khẳng định, giai đoạn 2021-2023 sẽ là giai đoạn quyết định cho sự phục hồi, đổi mới năng lực cạnh tranh, vươn tới vị thế bền vững hơn cho doanh nghiệp, hoặc tụt hậu và bị bỏ rơi dần khỏi cuộc chơi. Trong đó, năm 2021 sẽ là năm xuất phát, mang tính then chốt, quyết định cả hướng đi và tốc độ của doanh nghiệp.
Vào những ngày cuối cùng của năm 2020, Việt Nam lại đứng trước tình thế bất định riêng với việc Mỹ điều tra về Thao túng tiền tệ theo điều khoản 301 Luật Thương Mại, bao gồm cả nguy cơ có những thay đổi về thuế quan với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
Như vậy, bên cạnh xu thế phục hồi chưa rõ rệt của thị trường và việc đi vào thực thi các hiệp định RCEP, EVFTA mang tính tích cực cho sản xuất kinh doanh 2021, thì ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể đứng trước thách thức mới về lợi thế cạnh tranh vào Mỹ – thị trường lớn nhất của chúng ta. Điểm khác biệt duy nhất so với 2020 đó là, chúng ta cơ bản nhận diện được tình hình của 2021 chứ không hoàn toàn bất ngờ.
Trong bối cảnh đó, Vinatex đã đặt ra các mục tiêu cần chinh phục, trong đó có giải pháp nâng cao năng lực sản xuất theo mô hình OEM; Chuyển đổi số cho toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà trước hết là quá trình quản trị sản xuất – tồn kho – logistics, đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới; đảm bảo an toàn tài chính để phát triển dài hạn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.