Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu tại Hội thảo “Sự thay đổi khung pháp lý và tác động với giao dịch M&A tại Việt Nam”, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký VIAC, nhận định hoạt động M&A không chỉ giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là phương thức cứu cánh cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.
Theo dữ liệu Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC) tổng hợp từ MergerMarket và HSF, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, số lượng thương vụ là 6.943 thương vụ. Riêng tại thị trường Việt Nam, tổng giá trị M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD.
Theo ông Bắc, mặc dù số liệu có phần giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng Việt Nam vẫn được xem là một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn, nhất là khi Việt Nam là một trong số ít các nước khống chế thành công dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Bắc nhìn nhận cũng như bất kỳ hoạt động nào khác, M&A là hoạt động phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực, bởi vậy việc làm sao để thành công khi thực hiện thương vụ M&A trở thành một bài toán khó, một thách thức lớn cho doanh nghiệp.
Ông Bắc cho rằng đứng trước thử thách này, bên cạnh tìm hiểu và xây dựng một nền tảng vững chắc về các bước thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần phải chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề pháp lý để có thể nâng cao ưu thế của mình trên bàn giao dịch.
Đại diện VIAC cũng cho biết tính đến thời điểm hiện tại, VIAC đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp, trong đó có những tranh chấp có yếu tố về M&A. Qua những tranh chấp này, ông Bắc cho hay để thị trường M&A phát triển đúng hướng, không chỉ phải cân nhắc về đối tác, các giai đoạn trong quá trình thực hiện M&A, doanh nghiệp cần phải cẩn trọng và xem xét kỹ hơn các vấn đề pháp lý.
Ông Nguyễn Quốc Vinh, Luật sư thành viên Công ty Luật Tilleke&Gibbins, Trọng tài viên VIAC cũng nhận định rằng đi cùng với những điểm mới của pháp luật, các tranh chấp có thể phát sinh và sẽ gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng nếu doanh nghiệp bỏ qua hoặc không tìm hiểu kỹ. Điển hình có thể kể đến một số tranh chấp liên quan đến việc nhà đầu tư bị đình chỉ hoặc chấm dứt dự án, dự án bị chấm dứt vì đầu tư trên cơ sở ẩn danh, không tuân thủ quy định về pháp luật cạnh tranh…
Theo ông Nguyễn Quốc Vinh, các tranh chấp xảy ra đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không chỉ chịu tổn thất về kinh phí, thời gian, nhân sự, mà hơn hết các thương vụ M&A đang được tiến hành cũng sẽ bị ngưng trệ, ảnh hưởng ít nhiều.
Từ những đánh giá đưa ra, vị luật sư nhận định, bên cạnh các yếu tố thương mại, doanh nghiệp cần cẩn trọng và chú tâm nhiều hơn vào các nội dung pháp lý khi thực hiện giao dịch M&A, nhất là việc quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp.
Ông cũng cho hay hiện tại, ở Việt Nam, ngoài tòa án, các phương thức khác như trọng tài, hòa giải cũng được doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn. Chuyên gia cho rằng tính bảo mật, linh hoạt, sự thuận tiện trong việc lựa chọn ngôn ngữ là những yếu tố phù hợp với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch M&A trong nước và quốc tế; từ đó, các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dưới góc nhìn của chuyên gia đến từ Eurocham, ông Justin Gizs, Thành viên Hội đồng pháp lý Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), nhận định số lượng và giá trị các giao dịch M&A hoàn tất tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững trong những năm trở lại đây.
Dẫn chững số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông cho hay năm 2019, tổng giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam đạt khoảng 15,6 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2018. Hai ngành có hoạt động M&A mạnh mẽ nhất năm 2019 là sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Các ngành chủ chốt khác bao gồm tài chính tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logistics và giáo dục. Ước tính con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhất là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Ông Justin cho rằng yếu tố pháp lý nhất thiết phải được chú trọng bởi đây là yếu tố quyết định cho sự thuận lợi của giao dịch M&A, nhất là đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài. Các nhà đầu tư EU đánh giá cao thị trường Việt Nam và rất mong muốn có thể được hưởng những chế độ phù hợp, thuận lợi dưới khung pháp lý mà chính quyền Việt Nam đưa ra nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động M&A. Thông qua các đề xuất của Eurocham, ông Justin kỳ vọng nhà đầu tư EU có thể tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A trong tương lai.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.