Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại toạ đàm về vai trò của DNNN đối với phát triển kinh tế xã hội vừa được tổ chức, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, một trong những hạn chế là việc thực hiện giám sát của cơ quan chủ sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước.
"Cơ chế giám sát hiện chưa hiệu quả do khung giám sát và công cụ giám sát đang sử dụng chưa tốt. Việt Nam có khái niệm giám sát, đánh giá, thanh tra kiểm tra nhưng thực ra chỉ khác về thuật ngữ còn phân biệt rạch ròi các khái niệm trên thì trong hệ thống pháp luật không rạch ròi", ông Hiếu nói.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng cho rằng, còn có sự chồng lấn giữa hoạt động chủ sở hữu và thanh tra kiểm tra thuộc chức năng quản lý nhà nước.
"Ví dụ trong Luật, thanh tra của chủ sở hữu và thanh tra của cơ quan Nhà nước có khác nhau không? Ví dụ Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước với doanh nghiệp này. Như vậy họ được giao nhiệm vụ chủ trì giám sát và kiểm tra, thanh tra với doanh nghiệp đó. Nhưng làm việc đó họ phải phối hợp với ít nhất 4 bộ liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Tài chính và Nội vụ. Hình dung thực tế, gọi là phối hợp nhưng khái niệm phối hợp không rõ ràng. Ở đây lại phân mảnh nhiều đầu mối, mất đi thống nhất theo vấn đề thời gian", ông nói.
Chuyên gia Phan Đức Hiếu
Chuyên gia đầu ngành về môi trường kinh doanh cũng cho rằng phía Nhà nước cần phải nhìn nhận vấn đề từ góc độ nhà đầu tư thay vì "góc nhìn hành chính" như lâu nay.
"Đầu năm chúng ta có phê duyệt chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, đợi cuối kỳ thì ta xem kết quả đạt được so với kế hoạch. Đó là cách đơn giản, tới mức không có nhiều tác động, thiếu đi góc nhìn của một nhà đầu tư. Nhà nước khi đầu tư tiền thì phải có tư duy của một nhà đầu tư, nhà đầu tư khi đánh giá tiền bỏ ra phải khác, phải liên tục kịp thời và thực chất để điều chỉnh. Còn ta đang đánh giá khá hành chính, không thực sự dưới góc nhìn một nhà đầu tư", ông Hiếu nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, có tình trạng cơ quan chủ sở hữu còn hạn chế về khả năng nhận biết, cảnh báo các dự án kém hiệu quả. Thực tế có “sai phạm trong thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro” trong giám sát hoạt động doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua mà trường hợp điển hình là những vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty viễn thông Mobifone, trong việc mua cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) mà các cơ quan chức năng đang xử lý.
Chuyên gia này dẫn nhận định của Thanh tra Chính phủ: "Ngay từ giai đoạn thẩm định đã có một số cảnh báo rủi ro về tính khả thi, sự thiếu căn cứ về mức giá Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, tuy nhiên tổ thẩm định của Bộ Thông tin - Truyền thông đều phớt lờ”.
Do đó, cần có sự đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, cần xây dựng “big data”, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu. Đồng thời, áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp nhà nước; tập trung quyền sở hữu gắn với tập trung trách nhiệm; làm rõ cơ chế giám sát ủy ban/cơ quan chủ sở hữu.
Tháng 3/2018, Thanh tra Chính phủ đã cho công bố toàn văn kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.
Kết luận đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Mobifone trong thương vụ, thể hiện ở các khâu: đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; nghiệm thu, sử dụng kết quả thẩm định giá trị AVG làm căn cứ đàm phán giá mua cổ phần; lập dự án đầu tư, trình Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án đầu tư; ký kết thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; thanh toán các chi phí liên quan đến dự án.
Những vi phạm này đã dẫn đến nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG là 1.134 tỷ đồng.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ thương vụ mua 95% cổ phần AVG đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông của Mobifone, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, trong đó lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 đã giảm so với năm 2015 là 321,7 tỷ đồng; số lỗ lũy kế đến 31/12/2017 là 1.982,7 tỷ đồng; đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa Tổng công ty này.
Vẫn theo kết luận này, các bộ Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an cũng bị Thanh tra Chính phủ xác định chịu một phần/một phần lớn trách nhiệm trong thương vụ này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.