Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, văn bản của Cienco 4 cho biết, vừa qua, một số phương tiện truyền thông đăng tải thông tin, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi các cơ quan chức năng kiến nghị di chuyển hai trạm thu phí cầu Bến Thủy và cầu Bến Thủy 2 về vị trí phù hợp.
Về kiến nghị này, trước hết, Cienco 4 khẳng định: "Vị trí đặt các trạm thu phí cầu Bến Thủy khi xây dựng đều có sự thống nhất của các bộ ngành, chính quyền địa phương hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và được quy định cụ thể trong hợp đồng BOT.
Việc đề xuất di chuyển hai trạm thu phí của tỉnh Hà Tĩnh sẽ phá vỡ quy định về khoảng cách giữa các trạm, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án khiến nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ vốn chịu nhiều rủi ro".
Vẫn theo văn bản này, vị trí của trạm thu phí Bến Thủy hiện tại cách trạm thu phí Hoàng Mai (Km383+600, QL1) 83,5km và cách trạm thu phí cầu Rác (Km 539+100, QL1) 72km, đảm bảo phù hợp về khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm thu phí trên cùng một tuyến đường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp nếu dịch chuyển hai trạm thu phí về phía Nam tại khu vực cầu Cấm, (khu kinh tế Đông Nam - Nghệ An, sẽ không thu hút được đầu tư...) hoặc giữa điểm giao giữa Quốc lộ 8B với Quốc lộ 1 cũ theo đề xuất của tỉnh Hà Tĩnh sẽ không đảm bảo khoảng cách với trạm thu phí Cầu Rác, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến các huyện Bắc Hà Tĩnh, giao thương phát triển vùng kinh tế với Lào...).
Về đề xuất của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc đặt trạm trên địa bàn Hà Tĩnh, Cienco 4 cho rằng nếu trạm thu phí đặt ở đây, người dân địa phương của huyện Nghi Xuân gặp thuận lợi là không phải trả tiền khi đi sang TP.Vinh nhưng một số lượng lớn phương tiện sẽ phải mất tiền khi đi TP. Hà Tĩnh.
Đặc biệt, khu vực này tập trung rất nhiều mỏ vật liệu xây dựng và các cơ quan hành chính nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân và doanh nghiệp trong vùng, phương án dịch chuyển trạm thu phí về phía Bắc (hướng Tp.Vinh) còn gặp nhiều vướng mắc hơn, bởi trước đây người dân và doanh nghiệp đã không đồng ý, đồng thời, vị trí này cũng không đảm bảo khoảng cách với trạm thu phí Hoàng Mai.
"Nếu đặt ở các vị trí khác sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng xe, nguồn thu không đảm bảo dẫn tới phương án tài chính của dự án bị phá vỡ, nhà đầu tư không đủ trả nợ khiến ngân hàng cho vay vốn gặp rủi ro", văn bản viết.
Cienco4 cũng cho rằng việc di chuyển trạm thu phí sẽ phát sinh chi phí rất lớn, ước tính khoảng trên 100 tỷ đồng. "Trong điều kiện nguồn vốn khó khăn như hiện nay, việc này càng phải cân nhắc kỹ càng. Quan điểm của nhà đầu tư là tuân thủ các điều kiện hợp đồng, đặc biệt là các chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến dự án", văn bản nêu.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho hay lượng xe qua hai trạm thu phí cầu Bến Thủy chủ yếu là các phương tiện chạy tuyến Bắc – Nam, còn xe của người dân địa phương huyện Nghi Xuân đi lại sang Tp.Vinh chiếm tỷ trọng rất ít và Cienco 4 đã có chính sách hỗ trợ bằng giải pháp phát hành vé tháng, vé quý cho các hộ dân khu vực dự án.
Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư đang phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét để giảm giá vé trong thời gian sớm nhất.
Câu chuyện BOT cầu Bến Thủy đang làm nóng dư luận nhiều ngày nay, đặc biệt sau khi Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Lê Ngọc Hoa, trong khi trả lời báo chí đã nói rằng đề xuất của UBND tỉnh Hà Tĩnh là "vớ vẩn".
Câu trả lời này đã khiến dư luận dậy sóng trong bối cảnh bản thân ông Lê Ngọc Hoa từng là Tổng giám đốc Cienco4, đơn vị đang sở hữu các trạm thu phí BOT tại cầu Bến Thủy. Bản thân ông Hoa và vợ là bà Dương Thị Tâm cũng được cho là đang sở hữu cổ phần tại đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.