Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kể từ đầu quý II/2023, khi thị trường chung bắt đầu cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ rệt, các cổ phiếu bán lẻ như MWG của Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động và FRT của Công ty Bán lẻ Kỹ thuật số FPT lọt nhóm dẫn đầu về mức độ hồi phục. Cụ thể, trong khi chỉ số VN-Index tăng khoảng 14% từ đầu quý II đến nay thì thị giá MWG đã tăng tới 40%, còn FRT cũng tăng mạnh 22%.
Đà tăng của 2 cổ phiếu này khiến không ít nhà đầu tư “đặt dấu hỏi”, bởi lúc giá cổ phiếu tăng cũng là lúc lợi nhuận giảm sâu. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng chính lúc kết quả kinh doanh tồi tệ nhất cũng là lúc giá cổ phiếu tạo đáy và đi lên, bởi giá cổ phiếu phản ánh kỳ vọng lợi nhuận tạo đáy và đi lên, nhất là trong bối cảnh Chính phủ liên tục tung ra các chính sách kích thích kinh tế bằng giải pháp tiền tệ (liên tục giảm lãi suất điều hành) và tài khóa (giảm thuế VAT). Với các doanh nghiệp mà lợi nhuận chủ yếu đến từ kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu như MWG hay FRT, việc kinh tế phục hồi sẽ nhanh chóng kéo doanh thu bán lẻ tăng lên mà không cần áp dụng các biện pháp cực đoan như “cuộc chiến giảm giá” đã diễn ra thời gian qua, từ đó lợi nhuận thu được sẽ tăng mạnh.
Trên thực tế, nhìn vào thị trường chứng khoán đã phát triển cả trăm năm như Mỹ, việc các cổ phiếu thuộc ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu tăng mạnh ở thời kỳ đầu tiên của quá trình phục hồi kinh tế không phải là lạ, thậm chí là trong nhóm tăng mạnh nhất, theo thống kê của Fidelity.
Nhìn lại kết quả kinh doanh của MWG, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này liên tục suy giảm từ quý IV/2021 đến nay; riêng 2 quý gần nhất mặc dù chưa lỗ nhưng lãi rất mỏng, lần lượt chỉ 21 tỷ đồng và 17 tỷ đồng, trong khi quý IV/2021 lên tới 1.563 tỷ đồng. Quan sát thêm, có thể thấy xu hướng giảm của lợi nhuận theo khá sát xu hướng giảm của hàng tồn kho, điều này cho thấy doanh nghiệp đã điều chỉnh tồn kho để thích ứng với tình hình tiêu thụ khó khăn và quyết định này là đúng đắn, cho thấy khả năng dự báo nhu cầu khá sát với thực tế.
Kết quả kinh doanh của FRT tệ hơn. Trong quý II/2023, doanh nghiệp này lỗ sau thuế tới 215 tỷ đồng. Ở quý trước đó, mức lợi nhuận cũng chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng. Biến động hàng tồn kho nhìn chung cũng có xu hướng đồng pha với biến động lợi nhuận, nhưng đây chỉ là xét về xu hướng biến động, còn về giá trị tuyệt đối thì khác. Mức nền hàng tồn kho của FRT gia tăng theo từng giai đoạn, khoảng 2.000 – 3.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I/2021 – quý III/2021, tăng lên khoảng trên dưới 5.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý IV/2021 – quý III/2022, tiếp tục tăng lên khoảng trên 6.000 tỷ đồng giai đoạn quý IV/2022 – quý II/2023. Nhiều khả năng, sự gia tăng này liên quan đến động thái mở rộng liên tục chuỗi nhà thuốc Long Châu.
Mặc dù cũng sở hữu chuỗi bán lẻ và mặt hàng kinh doanh chính cũng là hàng tiêu dùng không thiết yếu nhưng diễn biến giá cổ phiếu và lợi nhuận của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) lại không có mấy tương đồng so với MWG và FRT. Từ quý II đến nay, thị giá PNJ thay đổi không đáng kể, trong khi đó, lợi nhuận vẫn giữ ở mức trung bình 10 quý gần đây (khoảng 300 – 400 tỷ đồng). Xu hướng biến động lợi nhuận cũng có nhịp trễ hơn 1 quý so với xu hướng biến động hàng tồn kho, theo đó, hàng tồn kho tăng ở quý này thì quý sau đó lợi nhuận thường tăng; và ngược lại. Điều này phần nào cũng cho thấy giữa PNJ và MWG, FRT có những đặc thù khác biệt trong hoạt động kinh doanh.
Mức độ phục hồi của các cổ phiếu bán lẻ như MWG và FRT đến nay đã là khá lớn, đặc biệt là trong bối cảnh lợi nhuận dù được kỳ vọng đi lên nhưng tốc độ đi lên nhanh hay chậm thì còn nằm ở tương lai. Giá FRT đã về thời kỳ đỉnh cao của thị trường (tháng 3/2022), giá MWG đã về thời kỳ tháng 8/2021. Ngay cả giá PNJ cũng đã về mặt bằng tương đương tháng 3/2022. Dòng tiền thông minh vào các cổ phiếu này, theo đó, sẽ dần trở nên “cân nhắc” hơn, thay vì ồ ạt mua ở mặt bằng giá thấp như trước đây.
Hiện nay, xét theo định giá P/S, MWG đang tỏ ra hấp dẫn nhất trong số 3 cổ phiếu bán lẻ với hệ số P/S (giá trị vốn hóa/doanh thuần) ở mức 0,66 lần đi kèm biên lợi nhuận gộp lên đến 22% (số liệu doanh thu và lợi nhuận gộp là lũy kế 4 quý gần nhất, giá trị vốn hóa tính theo giá mở phiên 16/8/2023). Trong khi đó, FRT có P/S thấp nhất nhưng đi kèm với biên lợi nhuận gộp thấp nhất. Còn PNJ có P/S cao nhất nhưng biên lợi nhuận gộp vẫn thấp hơn MWG.
Khi bước qua giai đoạn hồi phục giá, động lực tăng giá của các cổ phiếu bán lẻ sẽ chuyển sang những câu chuyện mới. Với MWG, bên cạnh định giá vẫn còn sự hấp dẫn nhất định, triển vọng của chuỗi Bách hóa Xanh là sẽ tâm điểm.
Theo báo cáo tình hình kinh doanh mới nhất, doanh thu mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh trong tháng 7/2023 tăng vọt 10% so với tháng trước và tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.800 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ước tính doanh thu mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh đã lên mức 1,64 tỷ đồng, vượt mức cao nhất 1,48 tỷ đồng trong tháng 6/2023 và đã tiến rất gần mốc hòa vốn là 1,7 tỷ đồng/tháng. “Triển vọng của Bách hóa Xanh đã tươi sáng hơn và chặng đường hòa vốn và đạt lợi nhuận đang trở nên rõ ràng hơn”, theo BVSC.
Việc thị trường chứng khoán khởi sắc, cộng với kết quả kinh doanh ngày càng tích cực của chuỗi Bách hóa Xanh, khiến giới đầu tư đặt kỳ vọng vào việc hoàn tất thương vụ bán cổ phần chuỗi Bách hóa Xanh của MWG. Trước đó, hồi tháng 8/2022, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết MWG đang xúc tiến thương vụ bán 20% cổ phần chuỗi Bách hóa Xanh với định giá toàn chuỗi là 1,5 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong quý I/2023. Tuy nhiên đến nay, thương vụ này vẫn chưa thể ngã ngũ trong bối cảnh thị trường bán lẻ suy yếu trong nửa đầu năm 2023.
Đối với FRT, khả năng cạnh tranh kém phần nào đã được phản ánh vào định giá P/S và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này. Câu chuyện dẫn dắt hiện nay là triển vọng của chuỗi nhà thuốc Long Châu. FRT có vẻ như đã tìm ra “công thức thành công” cho chuỗi Long Châu – thay vì chỉ “bám theo sau” MWG ở các mảng điện thoại, điện máy, gia dụng như trước đây.
Trong 6 tháng đầu năm, Long Châu đã mở mới 306 nhà thuốc, nâng số lượng nhà thuốc lên con số 1.243, trong đó có 187 nhà thuốc mở mới trong quý II. Mặc dù mở mới với tốc độ nhanh nhưng doanh thu trung bình mỗi cửa hàng vẫn đạt mức hơn 1 tỷ đồng/tháng. Doanh thu chuỗi này lũy kế 6 tháng lên tới 6.899 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, doanh thu quý II/2023 gần gấp đôi cùng kỳ.
Tương tự như câu chuyện Bách hóa Xanh ở MWG, việc chuỗi Long Châu “đi đúng hướng” cũng khiến giới đầu tư đặt kỳ vọng vào khả năng huy động vốn thông qua bán cổ phần, qua đó tái định vị giá trị cho chuỗi này, như những gì mà chuỗi nhà thuốc Pharmacity đã làm trong năm 2022 khi hút vốn từ SK Group.
Với PNJ, câu chuyện hiện tại vẫn là mở rộng thị phần trong lúc toàn ngành trang sức gặp khó khăn để chuẩn bị cho thời kỳ nền kinh tế phục hồi sắp tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.