Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (HoSE: HVN) vừa ký các hợp đồng vay vốn với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (HoSE: SSB), Ngân hàng TMCP Hàng hải (HoSE: MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng.
Được biết, các khoản vay này là một phần trong gói giải cứu của Chính phủ, bao gồm cả việc tăng vốn chủ sở hữu trị giá 8.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng với lãi suất 0% trong 2 năm.
Trong đó, SSB là ngân hàng cho vay lớn nhất trong gói cho vay này với số tiền cam kết cho vay là 2.000 tỷ đồng. Dự kiến, việc giải ngân sẽ bắt đầu trong tháng 7/2021.
VCSC cho rằng, đây là một diễn biến tích cực đối với HVN vì gói cho vay sẽ giúp hãng hàng không duy trì thanh khoản, đặc biệt là trong làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 tại Việt Nam đang tác động đến trung tâm vận tải hàng không lớn là TP. HCM.
Ngày 14/7 tới, HVN dự kiến sẽ tổ chức đại hội cổ đông. VCSC dự báo hãng hàng không sẽ xin ý kiến cổ đông thông qua kế hoạch phát hành quyền có thể được thực hiện vào quý III/2021.
Năm 2021, VCSC dự báo HVN sẽ ghi nhận lỗ 11.000 tỷ đồng, tương đương 102% khoản lỗ của năm 2020. Khoản lỗ lớn hơn chủ yếu do giả định biên lợi nhuận gộp ở mức âm 24% do VCSC dự báo giá vé máy bay vẫn ở mức thấp; trong khi đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng chi phí nhiên liệu sẽ tăng lên.
Tiếp đó, VCSC dự báo HVN sẽ lỗ khoảng lỗ 3.000 tỷ đồng vào năm 2022, cao hơn 10% so với dự báo trước đó và giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023/2024/2025 lần lượt là 94%/46%/55%, chủ yếu là do tốc độ phục hồi chậm hơn các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh đòn bẩy hoạt động kinh doanh và tài chính cao của HVN.
VCSC tin rằng ngành hàng không của Việt Nam sẽ phục hồi như đã thể hiện với đà phục hồi mạnh mẽ sau những đợt dịch bệnh và những cú shock kinh tế trong quá khứ. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cũng cho rằng diễn biến phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn trước đây do các diễn biến không đồng đều của dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Trên thị trường, VCSC hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho HVN với giá mục tiêu 27.400 đồng/cổ phiếu.
Quý II/2021, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) ước tính Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) sẽ lỗ ròng 62 tỷ đồng, do doanh thu giảm 50% so với cùng kỳ xuống còn 733 tỷ đồng đến từ ảnh hưởng của giá cho thuê giàn khoan và khối lượng công việc giảm so với cùng kỳ năm trước.
Yuanta kỳ vọng PVD sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng. Nếu không trích lập khoản dự phòng này, PVD sẽ ghi nhận lãi ròng 42 tỷ đồng (giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi quý I/2021 lỗ ròng 104 tỷ đồng.
Nói thêm về khoản nợ khó đòi này, được biết PVD cung cấp dịch vụ khoan cho công ty Kris Energy (Aspara) Limited company, đơn vị đã thực hiện chương trình khoan tại Campuchia vào quý IV/2020. Doanh nghiệp này là đơn vị thành viên (sở hữu 95%) của Kris Energy có trụ sở tại Singapore, đã tuyên bố phá sản vào ngày 4/6/2021.
Theo báo cáo tài chính quý I/2021 của PVD, Kris Energy (Aspara) vẫn còn khoản nợ 107 tỷ đồng chưa thanh toán mặc dù vẫn còn trong thời hạn thanh toán. Yuanta cho rằng, PVD có thể đang tích cực thu hồi lại khoản nợ này tuy nhiên khả năng thu hồi được trong quý II/2021 là thấp; đồng thời, nếu khả năng trả nợ của Kris Energy bị nghi ngờ, Yuanta nghĩ rằng PVD có thể sẽ trích lập dự phòng cho khoản nợ khó đòi trị giá 107 tỷ đồng này.
Khoản trích lập dự phòng đã được bao gồm trong mô hình dự báo năm 2021 của Yuanta. Trước đó, công ty chứng khoán này đã đưa ra kỳ vọng đối với doanh thu dự báo cho năm 2021 của PVD sẽ giảm 21% so với năm ngoái và đạt 4.141 tỷ đồng.
Yuanta dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 sẽ đạt 111 tỷ đồng, giảm 41%, nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều so với dự báo lỗ ròng 43 tỷ đồng trước đó. Bước sang năm 2022, Yuanta kỳ vọng kết quả kinh doanh của PVD sẽ hồi phục mạnh, nhờ giá dầu tăng cao sẽ dẫn đến nhu cầu về khoan và các dịch vụ khoan cũng sẽ tăng theo.
Ngoài ra, giàn khoan nước sâu của PVD (PVD V) sẽ di chuyển đến Brunei vào quý III/2021, chấm dứt chuỗi ngày bị gián đoạn của giàn khoan này.
Hiện Yuanta có khuyến nghị mua PVD với giá mục tiêu là 26.598 đồng/cổ phiếu, tương ứng với P/B năm 2021 chỉ là 0,8 lần. Mức định giá này là khá thận trọng khi so với P/B trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành là 1,3 lần.
Tuy nhiên, nếu kết quả kinh doanh quý II/2021 của PVD rơi vào kịch bản thấp hơn so với kỳ vọng của các bên, giá cổ phiếu sẽ gặp áp lực điều chỉnh, điều này có thể tạo ra cơ hội mua vào ở vùng giá thấp.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (UPCoM: CTR) công bố doanh thu sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 là 3.600 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Trong đó, tất cả 4 mảng kinh doanh chính (vận hành viễn thông, cho thuê cơ sở hạ tầng (towerco), xây dựng và tích hợp hệ thống) đều góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ này. Đáng chú ý, doanh thu từ towerco - mảng kinh doanh mới nổi của CTR và là trọng tâm trong luận điểm đầu tư của VCSC về CTR - đã tăng vọt thêm 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các trạm viễn thông xây mới.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của CTR đang cao hơn nhẹ so với dự báo của VCSC, đặc biệt là về mảng vận hành viễn thông. Do đó, công ty chứng khoán này nhận thấy tiềm năng điều chỉnh tăng với các dự báo hiện tại dù cần đánh giá chi tiết thêm.
VCSC hiện đang duy trì khuyến nghị mua đối với CTR với giá mục tiêu 85.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời cổ phiếu dự kiến là 22,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,7%, dựa trên giá đóng cửa phiên cuối tuần qua.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.