Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, doanh thu quý I/2021 của Công ty Cổ phần Vicostone (HNX: VCS) tăng 13,4% trong khi biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ lên 33,7%, cao hơn mức 32,8% so với cùng kỳ.
Kết quả này có được nhờ giá bán cao hơn so với cùng kỳ trong bối cảnh nhu cầu đá thạch anh tăng trở lại và lỗ chênh lệch tỷ giá giảm từ 24 tỷ đồng trong quý I/2020 xuống còn hơn 1 tỷ đồng trong quý I/2021. Doanh nghiệp báo lãi ròng 371 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
MBS cho rằng nhu cầu sử dụng đá thạch anh duy trì tăng trưởng khá trong bối cảnh tăng trưởng khả quan của thị trường bất động sản trong nước và tại Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của VCS. Theo dự báo năm 2021 của Freedonia, thị trường đá thạch anh năm 2021 sẽ tăng trưởng 4,8% lên 62,5 triệu m2. Hai thị trường lớn nhất của VCS là Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ ước tính tăng trưởng 5,8%, đạt 42,1 triệu m2 vào năm 2021.
Sở hữu lợi thế chuỗi giá trị khép kín kể từ khi tái cấu trúc và thuộc sở hữu của Phenikka. VCS đã làm chủ về cơ bản nguồn Quartz và Cristobalite đầu vào kể từ thời điểm chính thức nhận chuyển nhượng từ tập đoàn 100% cổ phần tại Phenikaa Huế - một trong ba nhà máy sản xuất Cristobalite trên thế giới. Trong khi đó, sản lượng đầu ra của được hưởng lợi rất lớn từ hệ thống phân phối rộng khắp của Phenikka.
Sức khỏe tài chính lạnh mạnh, VCS có tính tự chủ cao về nguồn vốn khi tỷ trọng nợ vay/tổng tài sản ở mức thấp, chỉ quanh mức 27-28%. Mặt khác, nhờ khả năng bán hàng và quản trị dòng tiền tốt, khả năng thanh toán của VCS vẫn duy trì ở mức cao trong nhiều năm.
Hiện MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VCS trên cơ sở doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín và sức khỏe tài chính lành mạnh với tính tự chủ cao về nguồn vốn và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương qua nhiều năm; bên cạnh đó, nhu cầu đá thạch anh toàn cầu tăng trưởng ổn định trong bối cảnh tăng trưởng khả quan của thị trường bất động sản trong nước và Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của VCS.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, tăng trưởng sản lượng điện trung bình của nước ta trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,7%. Dự báo giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ điện khoảng 8,6%, trong khi vẫn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào, đây được coi là một động lực phát triển cũng như dư địa cho các doanh nghiệp sản xuất điện.
Trong năm 2021, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) ngừng máy để thực hiện đại tu nhà máy điện khí Cà Mau 1, Vũng Áng 1 tổ máy số 2, Hủa Na, thực hiện trung tu Nhơn Trạch 1 và tiểu tu Cà Mau 2, Nhơn trạch 2.
Với việc đưa vào sửa chữa lớn một loạt các tổ máy, do vậy sản lượng sản xuất năm 2021 ước tính đạt 19,45 tỷ kWh (tăng 1% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, KBSV ước tính sản lượng năm 2022 của POW sẽ đạt 22,2 tỷ kWh (tăng 14% so với cùng kỳ) do các tổ máy được sửa chữa đi vào hoạt động ổn định với hiệu suất cao.
Bên cạnh đó, dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3 và 4 là hai dự án năng lượng quan trọng của quốc gia với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD. Với thời gian vận hành khoảng 6.000 giờ/năm/nhà máy, sản lượng điện cung cấp lên hệ thống điện quốc gia vào khoảng 4,5 tỷ kWh.
Dự kiến, Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào quý IV/2023 và Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào quý II/2024, nâng tổng công suất phát điện của POW lên 5.705 MW, tăng 36%.
Với việc các nhà máy điện của PVPower hoàn thành sửa chữa năm 2021 và đi vào vận hành đầy đủ năm 2022, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW, giá mục tiêu cho năm 2021 là 13.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 18% so với giá đóng cửa phiên 5/7.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, ngày 25/6 vừa qua, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) thông báo đã huy động thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu thông qua phát hành ra công chúng. Trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm và lãi suất cố định là 10,8%/năm.
Bên mua trái phiếu chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Ngoài ra, đợt phát hành đã có tỷ lệ đăng ký mua vượt 95% lượng bán ra.
Tiếp đó, ngày 7/7, KBC đã công bố các giao dịch cho vay tín chấp đối với 3 công ty con với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng. Lãi suất sẽ được xác định trong trong mỗi đợt giải ngân và thời hạn tối đa là 3 năm.
Trong khi công ty mẹ của KBC không có bất kỳ dự án mở rộng cũng như dự án mới, 3 công ty con của KBC đều có các dự án mới. VCSC tin rằng các giao dịch cho vay này là để các công ty con bắt đầu đầu tư vào các dự án mới này.
Theo KBC, các dự án mới chủ yếu là các dự án cụm công nghiệp tại tỉnh Long An - một tỉnh công nghiệp phía Nam của đô thị lớn TP. HCM. Tại đại hội cổ đông thường niên của KBC, ban lãnh đạo chia sẻ rằng doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào khoảng 220 ha đất công nghiệp ở tỉnh Long An vào năm 2021. KBC từng chia sẻ, mỗi dự án cụm công nghiệp có tổng diện tích khoảng 50 - 70 ha.
Lưu ý rằng, hiện VCSC chưa đưa các dự án này vào dự báo lợi nhuận và định giá do thông tin hạn chế về kế hoạch phát triển và tình trạng phê duyệt. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo khi KBC chia sẻ rằng có thể đầu tư vào các dự án này bắt đầu từ nửa cuối năm 2021.
Trên thị trường, VCSC đang có khuyến nghị mua dành cho KBC với giá mục tiêu 48.500 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.