Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố tổng thu nhập hoạt động 16.227 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động được kiểm soát tốt (tăng 7% so với cùng kỳ) và chi phí dự phòng giảm thiểu đáng kể (nhích nhẹ 3% cùng kỳ), đã giúp lợi nhuận trước thuế đạt 4.514 tỷ đồng, tăng 33% so với quý I/2021, thực hiện được 22% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, năm nay ngân hàng dự kiến giảm chi phí trích lập dự phòng từ 29.000 tỷ đồng trong năm 2021 xuống còn 23.000 tỷ đồng, tạo động lực cho tăng trưởng lợi nhuận cuối năm và các năm sau này.
Trong quý I, tín dụng tăng trưởng tích cực lên mức 4,7% và kỳ vọng tiếp tục khả quan trong thời gian tới, khi nền kinh tế dần trở về bình thường, cũng như xu hướng chuyển dịch bán lẻ đang dần được đẩy mạnh (chiếm 40% dư nợ).
Mặt khác, NIM giảm nhẹ còn 2,85% so với thời điểm quý IV/2021 (2,92%), do lãi suất huy động có xu hướng tăng nhẹ trong khi lãi suất cho vay vẫn tiếp tục được duy trì, nhưng lại tăng so với cùng kỳ nhờ tỷ lệ CASA được cải thiện khi BID đã thực hiện miễn phí giao dịch kênh số từ đầu năm.
Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) kỳ vọng NIM thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ việc đẩy mạnh bán lẻ, ngân hàng số cùng sự giải tỏa áp lực hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng khi nền kinh tế đang dần bình thường trở lại.
Theo kế hoạch ĐHCĐ 2022, BID dự kiến chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ 455,27 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 9%, thời gian thực hiện dự kiến trong 2 năm 2022-2023. AGR cho rằng, điều này sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực về vốn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết quý I của BID dù tăng nhẹ so với hồi đầu năm, từ 0,81% lên 0,97%, nhưng vẫn ở mức thấp trong ngành. Cùng với đó, BID đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước tới nay 259% từ mức 215% đầu năm sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản và cơ hội hoàn nhập trong tương lai khi các khoản nợ xấu được xử lý.
AGR vẫn đánh giá BID là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu và nhiều tiềm năng tăng trưởng trong 2022. Định giá P/B hiện tại của BID khoảng 1,8 lần, thấp hơn so với trung bình các năm qua. Chất lượng tài sản ngân hàng đang dần cải thiện tốt sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí dự phòng cho các năm tới.
Tiếp nữa, kế hoạch tăng trưởng ấn tượng 2022 và việc sẽ phát hành riêng lẻ 9% trong năm nay và 2023 sẽ là các chất xúc tác hấp dẫn để đầu tư cổ phiếu này. Vì vậy, AGR khuyến nghị mua cổ phiếu BID với giá mục tiêu là 41.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 20% so với thị giá hiện tại.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 75 tỷ đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ; tuy vậy tỷ lệ tăng chi phí vốn thấp hơn, chỉ 23,5% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 40 tỷ đồng, tăng 44% so với quý I/2021.
Chi phí tài chính trong quý hơn 111 tỷ đồng, tăng 71 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng tăng 176% - đây chủ yếu là chi phí lãi vay. Tổng vay nợ của công ty đến hết quý I/2022 cũng đã tăng mạnh so với thời điểm đầu năm.
Nợ phải trả đến 31/3/2022 hơn 5.560 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn vẫn duy trì quanh mức 713 tỷ đồng. Song dư vay nợ thuê tài chính dài hạn lại tăng khoảng 900 tỷ đồng so với đầu kỳ, lên 4.482 tỷ đồng. Vay dài hạn tăng mạnh lại tập trung chủ yếu ở tăng vào trái phiếu – là trái phiếu của Tập đoàn Đầu tư I.P.A (gần 2.900 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Năng lượng Bắc Hà (gần 1.300 tỷ đồng). Đây chính là nguyên nhân chính khiến chi phí lãi vay tăng mạnh.
Doanh thu tài chính trong quý đạt hơn 140 tỷ đồng, tăng 106 tỷ đồng so với cùng kỳ trong đó có phát sinh khoản 20 tỷ đồng thu lãi chuyển nhượng trái phiếu, và 117 tỷ đồng nhận lãi tiền gửi, tiền cho vay. Còn lại là cổ tức, lợi nhuận được chia.
Báo cáo ghi nhận quý I vừa qua tổng phải thu về cho vay ngắn hạn của IPA tăng hơn 900 tỷ đồng so với số liệu đầu năm, trong đó riêng khoản cho vay đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ và đầu tư Trustlink tăng từ hơn 3.728 tỷ đồng lên 4.606 tỷ đồng – trong đó có khoản cho vay của IPA (3.347 tỷ đồng) và các khoản cho vay từ các công ty con (Năng lượng Bắc Hà và Công ty Cổ phần Ong Trung Ương). Khoản vay này chủ yếu có lãi suất từ 10,3% đến 11,5%.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, mức stock rating của IPA ở mức 83 điểm, cho thấy đánh giá mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Đồ thị giá của IPA đóng cửa tăng 3,5% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền ngắn hạn đã cải thiện đáng kể.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn đã có dấu hiệu giảm dần. Đồ thị giá đang giao dịch gần mức hỗ trợ 31.650 đồng/cổ phiếu và nếu đồ thị giá chưa xuyên thủng hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ này thì đồ thị giá có thể sẽ bước vào giai đoạn hồi phục kỹ thuật.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của Yuanta đã xuất hiển điểm bán ngắn hạn vào phiên 12/4 và duy trì mức giảm xu hướng ngắn hạn của IPA. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục quan sát cổ phiếu IPA.
Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) vừa khép lại quý I với doanh thu tăng trưởng gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10.143 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 721 tỷ đồng, tăng 41%, chủ yếu nhờ sức mua đã tăng trở lại từ cuối năm 2021, cộng hưởng với các dịp lễ như Vía thần Tài, Valentine và Quốc tế Phụ nữ 8/3. Hiện PNJ dẫn đầu thị phần trang sức ở tầm trung và cao cấp, ước tính chiếm khoảng 56,5%.
Về tiềm lực tài chính,với việc tăng vốn thành công 1.425 tỷ đồng vào tháng 3 và kết quả kinh doanh quý I khởi sắc, lượng tiền mặt ròng đã tăng lên mức 660 tỷ đồng (tương đương hkaorng 2.723 đồng/cổ phiếu), cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Với nguồn tiền mặt dồi dào, PNJ sẽ bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh từ năm 2022, dự kiến chi 355 tỷ đồng để mở rộng công suất sản xuất do nhà máy hiện đang hoạt động ở mức tối đa; 785 tỷ đồng để tăng quy mô hệ thống bán lẻ lên 500 cửa hàng vào năm 2025 từ con số 340 hiện tại; và 285 tỷ đồng để triển khai giai đoạn tiếp theo của dự án chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa hoạt động.
Trước sự phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ Việt Nam, Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) kỳ vọng doanh thu của PNJ sẽ tăng 23%/18% so với cùng kỳ, lên 24.206 tỷ đồng/28.535 tỷ đồng trong năm 2022/2023, nhờ vào doanh thu bán lẻ tăng trưởng mạnh và doanh thu mảng vàng miếng tăng trưởng tốt. Do đó, VNDi kỳ vọng lợi nhuận ròng của PNJ sẽ tăng 60%/24% so với cùng kỳ lên 1.658 tỷ đồng/2.058 tỷ đồng trong năm 2022/2023.
Công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 131.100 đồng/cổ phiếu cho cổ phiếu PNJ (triển vọng tăng trên 27% dựa trên giá đóng cửa phiên 17/5). VND dự báo giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh mẽ từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trong năm 2022/2023 giúp định giá của PNJ duy trì ở mức hấp dẫn và nhất là trong bối cảnh thị trường chung chịu áp lực điều chỉnh như thời gian qua.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.