Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Khép lại quý III, Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) ghi nhận doanh thu đạt 6.043 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 404 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 19.157 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.415 tỷ đồng, tăng 59% và 79% so với cùng kỳ. So với kế hoạch kinh doanh, GEX mới hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 10% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Doanh thu mảng thiết bị điện trong quý III của các công ty con như CAV, THI giảm khá mạnh (39% và 23% cùng kỳ) do nhu cầu tiêu thụ điện suy giảm ở giai đoạn giãn cách xã hội. Tuy nhiên, doanh thu hợp nhất của GEX lại tăng mạnh nhờ sự xuất hiện của VGC (GEX đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VGC lên trên 50% trong quý II).
Ước tính, VGC chiếm khoảng 42% lợi nhuận sau thuế hợp nhất của GEX. Mặt khác, biên lợi nhuận gộp toàn tập đoàn cũng cải thiện tương đối mạnh, chủ yếu từ mảng vật liệu xây dựng và cho thuê khu công nghiệp của VGC. Song cũng lưu ý rằng, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của GEX tăng rất mạnh trong quý III.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) dự báo, kết quả kinh doanh năm 2022 của GEX sẽ được hỗ trợ tích cực bởi các yếu tố, gồm tiến độ cho thuê khu công nghiệp nhanh chóng của VGC; cụm dự án điện gió 140MW tại Quảng Trị đã kịp vận hành trước tháng thời hạn giá FIT; lợi nhuận đột biến từ hoạt động thoái toàn bộ vốn tại nhà máy điện gió Hướng Phùng.
Trên thị trường, giá cổ phiếu GEX đang được hỗ trợ bởi kế hoạch IPO và niêm yết của một số công ty thành viên, gần nhất là Gelex Electric (mảng điện) đã hoàn thành đấu thầu và các thủ tục để lên sàn UPCoM trong quý I/2022. Dự kiến sau đó là Gelex Infrastructure (mảng hạ tầng).
Bên cạnh đó, ở mức giá đóng cửa hiện tại, GEX đang giao dịch với mức P/E dự phóng là 21,7 lần, tương ứng EPS là 1.752 đồng. Mức stock rating của GEX đang ở mức 89 điểm cho thấy tín hiệu tích cực mức tăng trưởng của cổ phiếu này.
Yuanta cho biết, đồ giá của GEX có dấu hiệu sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng lên mức tăng. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu GEX ở mức giá hiện tại.
Mới đây ngày 28/12, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (UPCoM: CTR) thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, từ sàn UPCOM. Tuy nhiên, ngày niêm yết chính thức vẫn chưa được công bố.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, đó sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu CTR.
Cùng với đó, ban lãnh đạo CTR cũng điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 lên 472 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn khoảng 11% so với ước tính trước đó của SSI.
Trước nữa, ngày 26/9, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ nghị định về đấu giá tần số 5G sẽ được Chính phủ phê duyệt vào quý IV/2021 và mạng 5G có thể được triển khai thương mại trong năm 2022. Cuối tháng 6/2021, Bộ cũng đã đề xuất ngắt dần mạng 2G và 3G bắt đầu từ năm 2022.
Ngoài ra, kể từ khi Thông tư 43/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, các thiết bị di động nhập khẩu bắt buộc tối thiểu phải tích hợp công nghệ 4G.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2018-2020, thị phần thuê bao di động của Viettel đã tăng lên 52,5%, tương đương với mức cải thiện 2,5% so với năm 2018. Trong khi đó, trong giai đoạn 2017-2020, thị phần internet băng thông rộng của Viettel đã tăng từ 31,4% lên 39,6%.
Vị trí dẫn đầu thị trường của Viettel có thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính của CTR trong lĩnh vực xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.
Biên lợi nhuận gộp của CTR ước tính cải thiện từ 7,9% trong năm 2021 lên 9,7% trong năm 2023 (và thậm chí còn cao hơn trong tương lai), phần lớn là nhờ tỷ trọng đóng góp cao hơn nhiều của mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Mảng này có thể đóng góp khoảng 35% dự báo lợi nhuận gộp năm 2023 của chúng tôi - so với mức 15% trong năm 2021.
SSI cho rằng việc niêm yết trên sàn HoSE và lợi nhuận ở mức cao của CTR sẽ là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn, cùng đó là kế hoạch triển khai mạng 5G của Chính phủ. Hiện CTR giao dịch với hệ số EV/EBITDA năm 2022 và 2023 lần lượt là 12,5 lần và 8,7 lần so với mức bình quân ngành là 14,5 lần và 13,2 lần.
Dựa trên phương pháp DCF, SSI nâng giá mục tiêu của CTR lên 104.500 đồng (cao hơn 19% so với giá hiện tại) và đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Licogi 16 (HoSE: LCG) hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng và hạ tầng năng lượng, kinh doanh bất động sản. Đây là nhóm ngành hưởng lợi khi Chính phủ đang định hướng kích cầu nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng. Số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước dự kiến cân đối được trong năm 2022 là 526.106 tỷ đồng (tăng 10% so với kế hoạch năm 2021).
Về tình hình kinh doanh, sau 9 tháng, LCG ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.709 tỷ và 174 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,4% và 11,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, doanh thu mảng xây dựng giảm mạnh 45% cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh; ngược lại mảng bất động sản tăng trưởng 246% cùng kỳ do ghi nhận chuyển nhượng dự án; biên lợi nhuận gộp trong kỳ tăng từ 14,6% lên 18,7%.
Một số dự án quan trọng của LCG có thể kể đến là nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc có công suất 40 MWp với giai đoạn 1 công suất 15 MWp đã vào hoạt động từ 6/2019, giai đoạn 2 công suất 25 MWp, thi công xây dựng dự kiến từ 1/2022 đến 5/2022; cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên với giá thầu đầu tư 603 tỷ đồng đã thông tuyến kỹ thuật vào 1/1/2022;
Liên doanh LCG, Công ty TNHH Định An và C71 trúng thầu dự án cao tốc dự án QL45 – Nghi Sơn với tổng quy mô dự thầu 1.189 tỷ đồng; cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt với quy mô 1.186 tỷ đồng, trong đó phần công việc của LCG chiếm 85%; nhà máy Điện gió Chơ Long, Hòa Đông 2, Lạc Hòa 2 (tổng thầu đạt 574 tỷ đồng); khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng đồi Hòn Rơm (giá thầu đạt 112 tỷ đồng).
Năm 2021, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 2.617 tỷ và 231 tỷ đồng, giảm 26% và 25,7% cùng kỳ, trong đó mảng xây dựng ghi nhận doanh thu giảm 41%.
Sang năm 2022, ước tính doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ phục hồi lên mức 4.113 tỷ và 473 tỷ đồng, tăng mạnh 57,2% và 104,4% cùng kỳ. Trong đó, mảng xây dựng kỳ vọng phục hồi mạnh 87,6% cùng kỳ, kỳ vọng mang về 3.713 tỷ đồng doanh thu đến từ nhiều dự án như cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, nhà máy Điện gió Chơ Long...
EPS dự phóng năm 2022 ước đạt 2.710 đồng, tương ứng P/E đạt 8,6 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho LCG trong thời gian tới, giá mục tiêu là 28.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 21,5%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.