'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã tham dự buổi gặp gỡ nhà đầu tư của Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (HoSE: IMP) vừa được tổ chức vào đầu tháng 4. Sau khi lắng nghe những câu hỏi về triển vọng kinh doanh của IMP và cập nhật về nhà máy mới (IMP4), VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể đến dự báo hiện tại cũng như triển vọng cho tăng trưởng lợi nhuận cao trong vài năm tới của IMP.
Theo quan điểm của VCSC, ban lãnh đạo IMP đã đặt kế hoạch kinh doanh 2021 khá thận trọng, thận trong, với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 1.500 tỷ đồng (tăng 11%) và 290 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu từ kênh bán bệnh viện và nhà thuốc dự kiến đạt 624 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) và 800 tỷ đồng (tăng 10%).
Ở năm kế tiếp (2022), ban lãnh đạo đặt kế hoạc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 18%-20%. Các mục tiêu này là khá thận trọng so với dự báo của VCSC khi dự báo tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 31%/33% và 26%/31% trong giai đoạn 2021 và 2022.
Cũng trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư, ban lãnh đạo IMP kỳ vọng kênh bán bệnh viện sẽ đóng góp khoảng 60-65% doanh thu các sản phẩm tự sản xuất của IMP vào năm 2022 (so với 41% trong năm 2020), phù hợp với dự báo của VCSC là 60% trong năm 2022.
Theo IMP, thuốc nhóm 2 sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính trong khi đóng góp từ thuốc nhóm 1 sẽ duy trì không đáng kể trong trung hạn. Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ có được giấy phép xuất khẩu, vốn là điều kiện quan trọng để tham gia đấu thầu thuốc nhóm 1, cho 1 hoặc 2 sản phẩm mỗi năm.
Một sản phẩm thuộc nhóm này, dự kiến sẽ nhận được giấy phép vào cuối năm 2022, sẽ đóng góp khoảng 50 tỷ đồng doanh thu hàng năm. Cùng với đó, ban lãnh đạo cũng kỳ vọng IMP4 sẽ nhận được phê duyệt EU-GMP vào cuối năm 2021 trước khi bắt đầu đóng góp cho doanh thu vào giữa năm 2022, chậm hơn giả định của VCSC là trong nửa cuối 2021.
Việc trì hoãn này cho thấy rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ cho dự báo của VCSC. Hiện nay công ty chứng khoán này đang dự báo nhà máy IMP sẽ đóng góp lần lượt 3% và 8% doanh thu tự sản xuất trong năm 2021 và 2022. Về mặt sản phẩm, nhà máy IMP4 sẽ sản xuất thuốc kháng sinh tiêm non-betalactam – nhóm sản phẩm mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ trước đến nay.
Doanh thu kỳ vọng tại 100% công suất của nhà máy IMP4 hiện là chưa chắc chắn tại thời điểm này khi sẽ phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm thực tế. Dù vậy, dựa theo các sản phẩm đầu tiên được đăng ký, ban lãnh đạo ước tính đóng góp doanh thu tối đa có thể trong khoảng 1.000-1.400 tỷ đồng, tương ứng với khả năng điều chỉnh tăng dự báo hiện tại của VCSC là 850 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo IMP đề xuất cổ tức tiền mặt cho năm 2020 là 1.500 đồng/cổ phiếu (sẽ được thanh toán 6 tháng sau đại hội cổ đông) và cổ tức 1.500 đồng-2.000 đồng trong năm 2021.
Hiện VCSC đang khuyến nghị mua cổ phiếu IMP.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, năm vừa qua, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 3.400 tỷ đồng (giảm 4,8% so với cùng kỳ) và 276 tỷ đồng (tăng 27,4% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 92% và 147% kế hoạch năm.
Kết quả này của TCM tỏ ra lạc quan hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Bởi lẽ, năm 2020, xuất khẩu sợi của toàn ngành giảm 11,4% so với cùng kỳ, vải giảm 24% và hàng may mặc giảm 10,2% so với cùng kỳ. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều ghi nhận lợi nhuận ròng giảm. Tận dụng lợi thế từ nguồn vải công ty tự sản xuất, TCM đã nắm bắt cơ hội để sản xuất và xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ (PPE).
SSI ước tính rằng tổng doanh thu PPE đạt 22 triệu USD, chiếm khoảng 15% trong tổng doanh thu, trong khi doanh thu các sản phẩm truyền thống (bao gồm sợi, vải và hàng may mặc) đạt 127 triệu USD (giảm 20% so với cùng kỳ) trong năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận gộp của PPE là khoảng 27%, cao hơn so với các đơn đặt hàng truyền thống (15-18%).
Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể của TCM tăng từ 15,9% trong năm 2019 lên 17,9% trong năm 2020. Bảng cân đối cũng được cải thiện, và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu giảm từ 0,7 lần trong năm 2019 xuống 0,5 lần trong năm 2020. Khả năng thanh toán lãi vay tăng từ 6,6 lần trong năm 2019 lên 13,4 lần trong năm 2020. Doanh nghiệp đã chi trả đáng kể nợ vay ngắn hạn và dài hạn trong năm 2020 (giảm 26% so với cùng kỳ).
Mới đây, TCM đã tổ chức cuộc họp với chuyên viên phân tích để cập nhật về xu hướng ngành và kế hoạch năm 2021. Theo đó, ban lãnh đạo TCM đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 180 triệu USD (tăng trưởng 20% so với cùng kỳ).
Trong đó, dự kiến không có đơn đặt hàng PPE. 35% đơn đặt hàng may mặc dự kiến được xuất khẩu cho các khách hàng tại Hàn Quốc và Trung Quốc, trong khi các đơn đặt hàng còn lại sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
Các đơn đặt hàng may mặc truyền thống bắt đầu tăng trở lại trong Q1, và công ty dự kiến doanh thu đạt 36 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,6 triệu USD (tăng 100% so với cùng kỳ).
Đà tăng dự kiến duy trì tiếp trong quý II, do TCM đã nhận được các đơn đặt hàng sản xuất đến hết tháng 7. Ngoài ra, SSI lưu ý rằng giá xuất khẩu sợi trên thế giới đang có xu hướng tăng (tăng 10% so với cùng kỳ) do giá bông tăng.
Do đó, công ty chứng khoán này ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng sợi của TCM sẽ cải thiện trong quý I do giá bông hàng tồn kho mua năm 2020 thấp. Mặt khác, nhà máy mới ở Vĩnh Long do TCM sở hữu sẽ được khởi công xây dựng vào tháng tới và dự kiến hoàn thành vào tháng 10.
TCM sẽ chuyển các đơn đặt hàng gia công hiện tại cho nhà máy này, với công suất thiết kế là 9 triệu sản phẩm/năm (tăng 30% trong tổng công suất hàng may mặc). Tổng chi phí đầu tư là 11 triệu USD và sẽ được tài trợ từ nguồn lợi nhuận dữ lại và vay ngân hàng. Năng lượng mặt trời sẽ được đưa vào dự án này để giảm chi phí điện năng.
Cùng với đó, dự án khu dân cư TC Tower 1 (tại 37 Tây Thành, quận Tân Phú, TP. HCM) dự kiến sẽ khởi công vào năm sau. Đây là dự án công ty đã lập kế hoạch từ năm 2014. Tổng diện tích đất khoảng 10.000 m2 và 650 căn hộ sẽ được xây dựng.
Dự án từng là một trong những nhà kho cũ của TCM, phục vụ các nhà máy trong thành phố, nhưng doanh nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang dự án bất động sản. Hiện nay TCM đã hợp tác với 1 doanh nghiệp trong nước để giúp làm thủ tục pháp lý.
Chính vì vậy, SSI ước tính sẽ có một khoản lợi nhuận bất thường được ghi nhận trong năm 2022 dành cho TCM.
Hiện TCM đang giao dịch với hệ số P/E 2021 là 21,4 lần, cao hơn nhiều so với mức bình quân ngành là 8 lần và hệ số P/E bình quân trong lịch sử là 7 lần.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) đang tiếp tục chứng minh là doanh nghiệp tăng trưởng với việc công bố doanh thu 2 tháng đầu năm 2021 đạt 4.805 tỷ đồng (tăng 15%) và lợi nhuận sau thuế đạt 712 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ). Đặc biệt, tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận đến từ tất cả các mảng chiến lược của FPT.
Trước hết, mảng công nghệ ghi nhận doanh thu 2.578 tỷ đồng (tăng 18%) và lợi nhuận trước thuế đạt 314 tỷ đồng (tăng 34%), nhờ doanh thu từ thị trường quốc tế tăng 17% và thị trường trong nước tăng mạnh 51%. Giá trị đặt hàng mới đã ký đạt 3.000 tỷ đồng (tăng 29,4%).
Yuanta ước tính biên lợi nhuận mảng công nghệ sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ do biên lợi nhuận trước thuế từ thị trường nước ngoài tăng 70 điểm phần trăm còn thị trường trong nước có lãi từ mức lỗ cùng kỳ 2020.
Mảng viễn thông cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.934 tỷ đồng (tăng 10%) và lợi nhuận trước thuế đạt 368 tỷ đồng (tăng 18%). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên mức 19%, cao hơn mức 17,7% cùng kỳ. Mảng này được hưởng lợi nhờ các nhu cầu gia tăng khi người dân ở nhà nhiều hơn.
Các mảng khác như giáo dục và đầu tư tài chính ghi nhận doanh thu tăng 23% và lợi nhuận trước thuế tăng 10% so với cùng giai đoạn năm trước.
Được biết, FPT đặt kế hoạch năm 2021 với doanh thu đạt 34.720 tỷ đồng (tăng trưởng 16,4%) và lợi nhuận trước thuế là 6.210 tỷ đồng (tăng trưởng 18%). Trong qúy II/2021, FPT sẽ chi trả cổ tức đợt cuối cùng (25%) của năm 2020, bao gồm 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu.
Ngoài ra, FPT cũng đặt kế hoạch trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt là 20%.
Yuanta đánh giá FPT là một doanh nghiệp tăng trưởng, đi đúng định hướng chuyển đổi số và hưởng lợi từ xu hướng công nghệ hóa trong và ngoài nước. Ở mức giá đóng cửa hiện tại, FPT đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 17.6 lần (tương ứng EPS TTM là 4.517 đồng).
Mức Stock Rating của FPT ở mức 89 điểm, trong đó điểm cơ bản và sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của FPT vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của FPT được nâng từ mức giảm lên tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.