Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, năm vừa qua Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) ghi nhận doanh thu đạt 5.601 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 379 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và giảm 17% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, PTB đã hoàn thành 109% mục tiêu doanh thu và 101% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Được biết, doanh thu năm qua tăng chủ yếu do doanh thu mảng gỗ ghi nhận 3.004 tỷ đồng, tăng 44% cùng kỳ nhờ tăng doanh số qua kênh online và gia tăng các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Cùng với đó, biên lãi gộp mảng gỗ cải thiện mạnh lên mức 22,4% so với mức 18,7% của 2019. Tuy nhiên, mảng đá của PTB kém khả quan hơn, ghi nhận doanh thu 1.439 tỷ đồng (giảm 4%), lợi nhuận gộp mảng này giảm 24%, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế của PTB giảm do PTB cố gắng thúc đẩy doanh số, bằng cách tăng chi phí bán hàng, tăng 88% cùng kỳ.
Yuanta đánh giá mảng gỗ của PTB sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2021 với dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ Phù Cát theo 3 giai đoạn (2021-2022). Theo đó năm 2021, quý II và quý III, PTB lần lượt sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 1 và 2.
Yuanta cũng lưu ý về rủi ro việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá mặt hàng gỗ Việt Nam do thị trường Mỹ chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của PTB. Tuy nhiên, rủi ro là khá thấp vì với lợi thế 100% gỗ nguyên liệu của PTB đều đạt chứng nhận FSC về xuất xứ, do đó PTB có thể chịu ảnh hưởng ít nhất trong các các cuộc điều tra chống bán phá giá của Mỹ.
Ngoài ra, mảng đá cũng được Yuanta kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại khi nhu cầu xây dựng và thị trường bất động sản trong nước hồi phục sau đại dịch. Đối với mảng bất động sản, dự án Phú Tài Residence tại khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn, Bình Định, đã cất nóc vào tháng 10/2020 và dự kiến bàn giao ghi nhận lợi nhuận khoảng 100 tỷ trong nửa đầu 2021.
Bên cạnh đó, gần đây liên danh PTB và Kho Bãi Nhơn Tân đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Long Vân 4, quy mô 32ha. Trong đó, PTB nắm 85% tỷ lệ lợi ích. Đây sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn của PTB.
Yuanta cho rằng, chỉ số Stock Rating của PTB đang ở mức 88 điểm, trong đó điểm cơ bản và sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của PTB đạt mức cao nhất 52 tuần và vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng mạnh.
Đồng thời, sức mạnh giá đã cải thiện trên 80 điểm cho thấy dòng tiền và xung lực tăng giá bền vững hơn cho nên Yuanta kỳ vọng đà tăng ngắn hạn có thể tiếp tục mở rộng với hai ngưỡng kháng cự chú ý là 90.820 đồng và xa hơn là 99.800 đồng/cổ phiếu.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này và hạn chế mua mới do rủi ro thị trường chung vẫn còn cao.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa chia sẻ quan điểm của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một (HoSE: TDM) cho rằng, hiện nay huyện Bàu Bàng phát triển mạnh mẽ nhờ vào khu công nghiệp và khu dân cư Bàu Bàng.
Dự kiến sau năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy Bàu Bàng, tăng công suất 100.000 m3/ngày đêm – tăng gấp 4,3 lần so với hiện tại. Tổng vốn đầu tư dự án 1.000 tỷ đồng, với công suất đầu tư 10 triệu đồng/m3 (cao hơn so với mức hiện tại 3 triệu đồng/m3) do chi phí đầu tư đất và đền bù giải tỏa tăng, đồng thời phải đầu tư đường ống dẫn nước thô mới.
Cũng theo lãnh đạo TDM, sản lượng tiêu thụ nước dự ước trong quý I/2021 tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó tháng 1 và 2/2021 giảm nhẹ 4%. Nguyên nhân chính là do tăng trường chậm từ khu công nghiệp – chiếm 70% nhu cầu tiêu thụ nước khu vực Dĩ An.
Doanh thu dự kiến đạt 89 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do chi phí khấu hao nhà máy Dĩ An và Bàu Bàng mở rộng làm biên lợi nhuận gộp giảm 3,3% xuống mức 49,5%. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 30 tỷ đồng (giảm 1,5%).
SSI đánh giá tích cực hoạt động của TDM nhờ vào nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng ổn định và hoạt động hiệu quả nhất so với các doanh nghiệp nước sạch niêm yết nhờ vào tỷ lệ thất thoát nước thấp và nguồn nguyên liệu ổn định từ sông Đồng Nai và hồ Phước Hòa.
Đồng thời, nhà máy Bàu Bàng kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nhu cầu trung bình Bình Dương ở mức 15% trong giai đoạn 2022-2025 nhờ vào nhà đầu tư mới tại khu công nghiệp và khu dân cư Bàu Bàng. Trong ngắn hạn, các khoản cổ tức từ BWE và DNW sẽ được chi trả trong quý II/2021, giúp doanh thu tài chính tăng mạnh.
EPS dự kiến trong năm 2021 đạt 2.650 đồng/cổ phiếu (tăng 46%) tương đương P/E forward đạt mức 11x và thấp hơn so với mức trung bình ngành ở mức 12x.
SSI giữ quan điểm nắm giữ đối với cổ phiếu TDM với mức giá mục tiêu 33.900 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp kết hợp DCF và P/E (tăng 8% so với báo cáo trước) do điều chỉnh WACC từ 11,5% về mức 10,7% do chi phí lãi vay giảm; EPS năm 2021 tăng mạnh so với 2020 do đó giá mục tiêu theo phương pháp P/E điều chỉnh tăng 42%.
Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) vừa điều chỉnh dự phóng kinh doanh của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD). Theo đó, MBS điều chỉnh tăng 35% dự phóng doanh thu và 14% lãi ròng so với dự phóng trước đó, đạt tương ứng 4.065 tỷ đồng và 691 tỷ đồng trong bối cảnh cảng Gemalink được đưa vào hoạt động với công suất cao hơn so với dự kiến ban đầu.
Cùng với đó, MBS dự phóng sản lượng hàng container qua cảng Gemalink sẽ đạt 70% công suất trong năm 2021 trước khi hoạt động hết công suất từ năm 2023. Sản lượng hàng container qua cảng dự phóng đạt 2.715 nghìn TEU, tăng 13,6% so với mức 2.390 nghìn TEU theo dự báo trước đây của MBS nhờ cảng Gemalink đưa vào hoạt động sớm.
Trong khi đó, ngành cảng biển vẫn duy trì tăng trưởng khả quan nhờ dịch bệnh dần được kiểm soát, qua đó phục hồi nhu cầu hàng hóa tại các thị trường tiêu thụ lớn và tác động tích cực từ các hiệp định FTAs (EVFTA, CPTPP, RCEP, UKVFTA).
Trên cơ sở phân tích, MBS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu GMD vào khoảng 39.000 đồng dựa trên chiết khấu dòng tiền, cao hơn mức 28.900 đồng theo dự phóng trước đây. Các yếu tố tác động đến định giá này bao gồm doanh thu và lợi nhuận của GMD chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhờ cảng Gemalink đi vào hoạt động và khai thác hết công suất sớm hơn; lợi suất trái phiếu chính phủ 5 năm giảm từ 1,4% xuống còn 1%.
Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 20,5 lần (theo EPS 2021F khoảng 1.901 đồng). Với vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực khai thác cảng biển, logistics với hệ thống 6 cảng biển trải dài cả nước, MBS cho rằng cổ phiếu GMD xứng đáng có mức P/E cao hơn P/E bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (khoảng 19,2 lần).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.