Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra ngày 22/4, trong đó HĐQT dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay, kế hoạch phát hành trái phiếu mới, cổ tức cổ phiếu năm tài chính 2020 và kế hoạch ESOP.
Đáng chú ý, ban lãnh đạo DIG đề xuất kế hoạch năm nay bao gồm lợi nhuận trước thuế 1.440 tỷ đồng, tăng 60% so với thực hiện năm trước và cao hơn 28% so với dự báo của VCSC là 1.100 tỷ đồng.
Cùng với đó, DIG dự kiến phát hành trái phiếu mới với tổng giá trị đạt 2.000 tỷ đồng, đáo hạn trong giai đoạn 2023-2025 để hỗ trợ kế hoạch phát triển tại các dự án Long Tân và Bắc Vũng Tàu. Thông tin chi tiết về lãi suất vay và khung thời gian thực hiện sẽ được HĐQT quyết định.
Đối với cổ tức năm tài chính 2020, DIG trình cổ đông thông quá cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 17%, tổng cộng 59,6 triệu cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong quý II/2021. Doanh nghiệp đã chia cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 10% cho năm tài chính 2019 vào tháng 3/2021.
DIG cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch phát hành ESOP với tổng cộng tối đa 15 triệu cổ phiếu (tương ứng 4,8% lượng cổ phiếu hiện hành) tại mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong quý II-III/2021. Cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế giao dịch trong 3 năm.
Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng trình cổ đông phê duyệt số lượng thành viên HĐQT ở mức 5 thành viên, bao gồm 1 thành viên độc lập khi đã có 3 thành viên từ nhiệm trong tháng 3/2021.
Hiện VCSC đang có khuyến nghị mua dành cho DIG với giá mục tiêu 34.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 19%, dựa theo giá đóng cửa phiên 1/4.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, ngành sữa của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số trong năm 2020 nhờ ý thức về sức khỏe của người dân được nâng lên dưới áp lực của đại dịch. Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, doanh thu sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ duy trì ở mức 7-8%/năm.
Ngoài ra, xu hướng cao cấp hóa tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có vùng nguyên liệu rộng lớn và kiểm soát chất lượng sữa tươi tốt (như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM)) cải thiện lợi nhuận.
Bên cạnh đó, sau thương vụ GTN sáp nhập VLC, dự kiến lợi ích kinh tế VLC mang lại cho VNM sẽ vào khoảng 67,9% (trước sáp nhập là 55,9%). Ngoài ra, VLC đầu tư một trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng. Ước tính thị trường thịt trâu, bò tăng trưởng 6-7%/ năm, gấp đôi thịt lợn, gà. Đầu tư chăn nuôi và chế biến thịt bò được xem là bước đi quan trọng, đảm bảo duy trì tăng trưởng của VNM khi thị trường sữa chững lại.
Mới đây, ngày 4/2/2021, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép thành lập công ty liên doanh tại Philippines với quy mô vốn 6 triệu USD. Ngoài ra, VNM đã xuất sang thị trường Trung Quốc 10 container sản phẩm sữa hạt cao cấp (gồm sữa hạt đậu nành hạnh nhân và đậu đỏ).
PHS kỳ vọng sức mua chung ngành sữa vẫn trưởng tích cực trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Doanh thu 2021 kỳ vọng tăng 7% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ sữa tăng khi VNM và MCM đều tung và tái tung sản phẩm mới.
Tuy nhiên, PHS thận trọng điều chỉnh giảm biên lãi gộp từ 46,5% trong trong báo cáo trước xuống còn 45% do giá sữa nguyên liệu đã tăng từ 14-25% so với cùng kỳ. Giá đường cũng tăng mạnh 26-28% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, giá dầu phục hồi mạnh và thiếu hụt container có thể làm gia tăng chi phí vận chuyển. Theo đó, lợi nhuận sau thuế ước tính của VNM trong năm 2021 có thể đạt 10.488 tỷ đồng (giảm 7%).
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, công ty chứng khoán này điều chỉnh mức giá hợp lý của VNM từ 136.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 128.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2021, tương ứng tổng mức sinh lời 29% so với thị giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, trong tài liệu đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND), HĐQT đã đề xuất chia tổng cổ tức tiền mặt ở mức 2.425 đồng/cổ phiếu cho năm tài chính 2020 (lợi suất cổ tức 11,9%), cao hơn dự phóng cổ tức/cổ phiếu (DPS) năm 2020 của VCSC là 1.600 đồng/cổ phiếu.
Nếu loại trừ 1.000 đồng/cổ phiếu đã ứng vào tháng 12/2020 và tháng 3/2021, giá trị cổ tức tiền mặt còn lại cần thanh toán cho năm tài chính 2020 là 1.425 đồng/cổ phiếu, tương ứng lợi suất cổ tức là 7% dựa trên giá đóng cửa phiên 1/4.
Mặt khác, HND đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 210 tỷ đồng, thấp hơn 86% so với thực đạt năm 2020 và thấp hơn 74% so với dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của VCSC.
Mặc dù kế hoạch của HND về sản lượng điện thương phẩm và sản lượng hợp đồng trong năm 2021 phù hợp với kỳ vọng của VCSC, nhưng mục tiêu của doanh nghiệp thấp hơn đáng kể so với dự báo là do thành phần giá cố định của giá hợp đồng mua bán điện (PPA) của HND thấp hơn 14% so với dự báo và chi phí bảo trì bảo dưỡng cao hơn 36% so với dự báo.
Tuy công ty chứng khoán này lưu ý rằng HND thường đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng (HND đã vượt 154% kế hoạch lợi nhuận trong hai năm qua), nhưng vẫn nhận thấy rủi ro giảm dự báo lợi nhuận hiện tại, đặc biệt liên quan đến những thay đổi tiềm năng trong giá PPA cố định của HND, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Cùng với đó, HND đặt mục tiêu chia cổ tức tiền mặt ở mức 800 đồng/cổ phiếu cho năm 2020 (lợi suất cổ tức 4%), tương ứng tỷ lệ thanh toán cổ tức là khoảng 200% dựa trên kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp trong cùng năm.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu là 21.700 đồng cho HND, tương đương tổng mức sinh lời dự phóng 12%, bao gồm lợi suất cổ tức 6%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.