Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kết cục buồn của cựu quán quân thị giá
Thị trường chứng khoán Việt trải qua những phiên giao dịch cuối năm thăng hoa, sắc xanh bao trùm, khiến nhiều nhà đầu tư nức lòng.
Nhưng cổ đông của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Tân Cảng (mã XDC) lại không thể hưởng niềm vui trọn vẹn khi 8.200 cổ phiếu XDC trên sàn UPCOM bị hủy đăng ký giao dịch từ ngày 29/12/2023. Nguyên nhân là do doanh nghiệp này cổ phần hóa được một năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.
Cổ phiếu XDC cũng bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/7 do công ty chưa tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Cổ phiếu XDC từng là "hiện tượng lạ" trên sàn chứng khoán với việc lập kỷ lục về giá, lên tới 999.000 đồng/cổ phiếu.
XDC được HNX chấp thuận cho đăng ký giao dịch với số lượng 8.200 đơn vị trên sàn UpCOM kể từ ngày 1/12/2022. Trong giai đoạn hơn 1 năm giao dịch trên sàn, cổ phiếu XDC gây chú ý với giới đầu tư chứng khoán với đà tăng phi mã trong khoảng giữa năm 2023.
Cổ phiếu XDC bắt đầu chuỗi tăng dữ dội từ ngày 21/4/2023, từ mức giá 13.700 đồng/cp và tăng gần 73 lần trong vòng hơn 2 tháng, tương đương mức tăng 72.000%. Sau 31 phiên tăng liên tiếp, thị giá XDC lên 999.900 đồng/cp và giữ ngôi vị quán quân về giá trên sàn chứng khoán Việt vào cuối tháng 6/2023, vượt xa những tên tuổi lừng danh như VinaGame, Vinacafé Biên Hòa, Sabeco, FPT…
Nhiều người từng so sánh XDC với mã VNZ của Công ty cổ phần VNG bởi cả hai đều từng tăng giá phi mã khi bắt đầu lên sàn UPCoM. Cổ phiếu VNZ từng tăng giá từ 240.000 đồng/cổ phiếu lên chạm đỉnh 1.358.700 đồng/cổ phiếu chỉ trong 2 tuần đầu giao dịch trên sàn UPCoM.
Sau khi leo lên đỉnh cao lịch sử 999.900 đồng/cổ phiếu (phiên 29/6), cổ phiếu XDC liên tục bị bán sàn nhưng thanh khoản rất èo uột. Dù tăng sốc song thanh khoản cổ phiếu XDC rất èo uột chỉ vài trăm đơn vị mỗi phiên, thậm chí có những ngày không giao dịch.
Kết cục cho chuỗi phiên tăng “nóng” là giảm sâu. XDC giữ mức giá 999.900 đồng đến hết phiên 9/8 thì quay đầu rơi mạnh.
Ngày 10/8, cổ phiếu này lại giảm sốc, "bốc hơi" 40% thị giá trong 1 phiên, "bay" ngay 400.000 đồng/cổ phiếu, từ mức gần 1 triệu đồng/cổ phiếu rơi xuống còn 600.000 đồng. Thanh khoản cũng khá èo uột chỉ với 100 đơn vị khớp lệnh trong phiên này. Từ đó, cổ phiếu giảm liên tiếp.
Trong hơn một tuần trước khi chính thức hủy giao dịch, cổ phiếu XDC diễn biến giằng co mạnh. Thị giá tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp từ 19-25/12, tương ứng mức tăng hơn 66% chỉ trong vòng 1 tuần, sau đó là các phiên tăng, giảm đan xen trong ba ngày cuối cùng (2 phiên giảm sàn và 1 phiên kịch trần.
Trong ngày giao dịch cuối cùng 28/12, thị giá XDC giảm sàn hết biên độ 15%, qua đó tạm biệt sàn chứng khoán tại mức 65.000 đồng/cp.
Như vậy, 5 tháng kể từ thời điểm đỉnh cao cho tới khi bị hủy giao dịch, giá mỗi cổ phiếu XDC mất tới 934.900 đồng (-93%).
Kinh doanh kém sắc
Cổ phiếu XDC từng ghi nhận mức tăng kỷ lục chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho dù doanh nghiệp này không có kết quả kinh doanh hay thông tin gì quá đặc biệt công bố ra công chúng.
XDC tiền thân là đơn vị công binh thuộc Quân chủng Hải quân. Trước khi cổ phần hóa, công ty này có tên là TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sở hữu 100% vốn điều lệ. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa công trình thủy; nạo vét cảng sông, cảng biển và cho thuê máy móc cẩu bờ tại các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hoà, Vũng Tàu, TP.HCM…
Đáng chú ý, sau nửa năm từ khi lên sàn, tới tháng 6/2023, XDC mới công bố thay đổi giấy đăng ký kinh doanh với nội dung chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình Tân Cảng thành CTCP Xây dựng công trình Tân Cảng. Ngày có hiệu lực từ 15/6/2023.
Tình hình kinh doanh của Xây dựng Tân Cảng không quá khả quan. Trong 4 năm gần nhất, công ty này đều “đi lùi” về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu chỉ vài trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng lợi nhuận chỉ vài tỷ đến chục tỷ đồng.
Doanh thu thuần sụt giảm từ 523 tỷ trong năm 2019 xuống chỉ còn 279,8 tỷ đồng trong năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm dần theo từng năm.
Riêng trong năm gần nhất 2022, XDC ghi nhận doanh thu thuần đạt 279 tỷ đồng, giảm 15% so với năm trước. Hoạt động xây lắp mang về 273 tỷ đồng, còn lại gần 6 tỷ đồng đến từ hoạt động hợp tác kinh doanh cầu. Kết quả, lãi sau thuế giảm 19% xuống còn gần 8 tỷ đồng.
So sánh với kế hoạch đặt ra cho năm 2022 thì Xây dựng Công trình Tân Cảng mới chỉ hoàn thành được 65,7% mục tiêu doanh thu cùng 76,7% kế hoạch lợi nhuận năm, bất chấp mục tiêu này đã được cắt giảm hơn so với năm 2021.
Một số chuyên gia cho rằng, XDC là một dạng cổ phiếu không có thanh khoản, “hàng” ngoài đại chúng gần như không có. Việc giá tăng, giảm khó kiểm soát, chỉ cần cổ đông “đảo tay” vài trăm cổ phần là cổ phiếu tăng trần. Một số cổ phiếu được đẩy giá lên để giúp vốn hóa doanh nghiệp tăng, qua đó thuận lợi trong việc thế chấp vay vốn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.