Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có văn bản cho phép một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Côn Đảo hoạt động lại từ 15/9.
Theo đó, trước mắt từ 15/9 - 30/10/2021, Bà Rịa - Vũng Tàu thí điểm các cơ sở lưu trú có dịch vụ khép kín và phương án phòng chống dịch Covid-19 sẽ được đón khách nội địa, gồm Hồ Tràm Strip, Melia Hồ Tràm, Suối nước nóng Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và Six Senses Côn Đảo (huyện Côn Đảo).
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, UBND tỉnh sẽ xây dựng phương án thực hiện cho giai đoạn từ ngày 1/11 về sau phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Với Côn Đảo, dự kiến đón du khách nội địa bằng hình thức chuyến bay thuê bao (charter) và theo quy trình khép kín trong suốt chuyến đi tại Six Senses Côn Đảo. Còn tại huyện Xuyên Mộc, du khách sẽ được vận chuyển bằng xe riêng của khách sạn từ nơi đón ở các tỉnh, thành phố khác đến khách sạn, cũng theo quy trình khép kín.
Các cơ sở lưu trú tham gia thí điểm phải có dịch vụ khép kín, có khu vực giao nhận hàng hóa, khu vực cách ly riêng biệt... Nhân viên phục vụ phải được tiêm 2 liều vaccine hoặc 1 liều vaccine tối thiểu 14 ngày trước khi vào làm việc.
Ngoài ra, nhân viên phải được xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ (xét nghiệm lặp lại sau mỗi 72 giờ), đảm bảo "3 tại chỗ", cam kết làm việc xuyên suốt trong khách sạn; được tập huấn các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Đối với du khách, trước khi đến khách sạn phải được xét nghiệm Covid-19; tiêm đủ 2 liều vaccine, thời gian đã tiêm liều cuối phải được ít nhất 14 ngày nhưng không quá 12 tháng. Mỗi khách phải được xét nghiệm Covid-19 định kỳ khi lưu trú tại khách sạn. Đối với khách ở 1 tuần, kiểm tra PCR vào ngày đầu tiên và ngày thứ 6. Đối với khách ở 2 tuần, kiểm tra PCR vào ngày đầu tiên, ngày thứ 6 và ngày thứ 13.
Ở khách sạn, du khách không được đi ra khỏi khuôn viên, thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch của khách sạn và địa phương, không ghép khách của các nhóm khác vào lưu trú chung phòng. Ngoài ra, du khách phải đặt phòng và đặt cọc trước cho khách sạn.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, việc mở cửa trở lại của du lịch TP. HCM có thể được bắt đầu với điểm đến Cần Giờ, nơi đang kiểm soát dịch rất tốt và đang công tác cho việc đón du khách.
Tour du lịch Cần Giờ sẽ được thiết kế theo dạng tour một cung đường nhưng sẽ từ 2 hoặc 3 điểm đến, kết hợp với các hoạt động ngoài trời gắn với yếu tố truyền thống, khai thác văn hóa bản địa.
Trong quá trình khôi phục ngành du lịch, TP.HCM cũng xác định lộ trình, giải pháp từng bước đi cùng với Kế hoạch phục kinh tế của thành phố. Việc tổ chức tour sẽ được thực hiện theo quy trình tổ chức du lịch an toàn, mở dần từng điểm đến và các điểm đến này phải nằm trong "Vùng xanh" theo của Ban chỉ đạo chống dịch TP. HCM
Dự kiến giai đoạn đầu sẽ cho phép loại hình dịch vụ lưu trú hoạt động trở lại trước kèm điều kiện, các loại hình dịch vụ lữ hành, hoạt động tại điểm tham quan du lịch tạm thời chưa đẩy mạnh.
Sở Du lịch TP. HCM cũng xây dựng xong dự thảo 3 giai đoạn khôi phục của ngành du lịch sau ngày 15/9. Giai đoạn 1 từ ngày 16/9 đến 30/10, giai đoạn 2 từ ngày 31/10/2021 đến 15/1/2022 và giai đoạn sau ngày 15/1/2022.
Theo đó, TP. HCM sẽ mở dần các cơ sở lưu trú trong thời gian đầu với tiêu chí an toàn khi yêu cầu nhân viên và khách đều phải có "thẻ xanh" (đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa Covic-19).
Tiếp đến sẽ mở cửa các điểm du lịch ngoài trời để phục vụ du khách có "thẻ xanh" và trẻ em có xét nghiệm âm tính. Việc mở cửa hoàn toàn dự kiến sẽ thực hiện sau ngày 15/1/2022. Các bước đi dự kiến trên cũng sẽ tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch thực tế của thành phố.
Ngoài ra, hôm qua UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Quảng Nam đón khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 50%. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 26.000 tỷ đồng. Đến năm 2030, Quảng Nam đón khoảng 18 triệu lượt khách, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 45.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng mở cửa cho khách nội địa với kế hoạch từng bước nhỏ, khoanh vùng địa lý, điều kiện cho người đi du lịch hoàn toàn khả thi. Hiện hiệp hội cũng ghi nhận được sự hưởng ứng, nóng lòng được sớm trở lại thị trường của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.