Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Hải, vụ Khaisilk bán khăn lụa “made in China” được phát hiện từ cuối năm 2017. Khi đó, Cục Quản lý thị trường (nay là Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương) đã lập tổ kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn bộ hệ thống cửa hàng Khaisilk trên toàn quốc. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện rất nhiều sản phẩm giả mạo xuất xứ.
“Chúng tôi đã hoàn thành hồ sơ về vi phạm của Khaisilk. Ngày 30/7/2017, Cục Quản lý thị trường đã chuyển hồ sơ sang Công an thành phố Hà Nội. Theo chúng tôi biết, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án và đang thực hiện việc điều tra theo đúng quy định của pháp luật”, ông Hải nói.
Như VietnamFinance đã thông tin, bê bối khăn lụa Khaisilk bắt đầu từ tháng 10/2017 khi một khách hàng mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm).
Sau khi nhận hàng, vị khách này phát hiện một chiếc khăn có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung "Khaisilk made in Vietnam" còn một nhãn "made in China". Kiểm tra 59 chiếc khăn còn lại, vị khách này phát hiệu dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ "made in China".
Sau khi vụ việc được báo chí đăng tải, lực lượng chức năng đã vào cuộc làm rõ, kết quả phát hiện hàng loạt vi phạm của Khaisilk như bán hàng giả, hàng kém chất lượng, có dấu hiệu vi phạm luật về quản lý thuế, hóa đơn...
Vụ bê bối này đã đánh sập hoàn toàn thương hiệu lụa Khaisilk nổi tiếng một thời. Bản thân ông chủ Khaisilk – doanh nhân Hoàng Khải, cũng “im hơi lặng tiếng” từ đó đến nay.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.