Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với tham vọng "nội địa hóa" dường như đã phá sản vì các mục tiêu ban đầu đều không thể đạt được. Thế nhưng, đại diện các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vẫn tiếp tục điệp khúc cũ để kêu gọi duy trì bảo hộ hòng kiếm lợi khủng từ thị trường.
Điệp khúc "thị trường nhỏ"
Nhóm Công tác Công nghiệp ô tô xe máy thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vừa được công bố cho hay ngành công nghiệp ô tô bao gồm cả xe lắp ráp/sản xuất nội địa (CKD) và xe nhập khẩu (CBU) đã phục hồi và vượt mốc kỷ lục doanh số năm 2009 (160.000 xe) trong tháng 9/2015.
Với đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2015, doanh số toàn ngành ô tô được dự đoán là sẽ đạt trên 210.000 xe trong năm 2015, bao gồm cả xe lắp ráp/ sản xuất trong nước và xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhóm này cho rằng phát triển của toàn ngành công nghiệp ô tô với hơn 20 công ty và 40 thương hiệu ở Việt Nam "vẫn chưa đạt mức mong đợi của các nhà đầu tư và Chính phủ khi tham chiếu đến tổng công suất lắp ráp hiện tại là gần 500.000 chiếc/ năm".
"Với tỉ lệ xe ô tô sản xuất nội địa chiếm khoảng 74% trong cơ cấu doanh số toàn ngành hiện nay, công suất sử dụng thực tế nói chung chỉ đạt khoảng 30% tổng công suất thiết kế. Việc không tận dụng được công suất ngành có thể làm các nhà đầu tư lo ngại và thậm chí đặt dấu hỏi đối với khả năng đầu tư mới trong tương lai", báo cáo viết.
Nhóm này tiếp tục nêu các vấn đề đã được các nhà sản xuất ô tô nhắc đi nhắc lại nhiều lần, theo đó yếu tố quan trọng thu hút đầu tư vào một quốc gia là sự tăng trưởng về quy mô tổng thể, năng lực cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất lắp ráp và linh kiện, phụ tùng.
"Ngoài việc bổ sung ngành ô tô và những ngành công nghiệp hỗ trợ cho ô tô vào danh sách các lĩnh vực khuyến khích đầu tư và đề xuất rà soát một số điều luật thuế gần đây, Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc thêm các giải pháp để đẩy nhanh sự tăng trưởng của toàn ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí lắp ráp/sản xuất xe trong nước nhằm duy trì ngành công nghiệp ô tô bền vững tại Việt Nam. Những yếu tố này sẽ giúp thu hút các nhà cung cấp và các nhà đầu tư tới Việt Nam nhằm hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành", nhóm này đề xuất.
Tiếp tục xin…ưu đãi!
Các nhà sản xuất cũng muốn rằng chính sách "nên nhằm mục tiêu công nhận các khoản đầu tư của các công ty sản xuất xe CKD tại Việt Nam và đảm bảo bảo vệ lợi ích của các xe CKD trong giai đoạn chuyển giao hội nhập ASEAN (AFTA) từ năm 2018" vì rằng "do những bất lợi của quy mô sản xuất và kinh tế nhỏ, giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam được ước tính sẽ cao hơn 20% so với những chiếc xe được nhập khẩu từ Thái Lan".
Theo tinh thần này, một số biện pháp duy trì cạnh tranh về chi phí của xe CKD như loại bỏ thuế nhập khẩu cho những linh kiện và phụ tùng ô tô mà Việt Nam vẫn chưa sản xuất được; áp dụng chính sách kiểm soát nghiêm ngặt và minh bạch trong việc nhập khẩu xe nguyên chiếc và có chính sách ưu đãi phù hợp liên quan đến sản xuất xe CKD được chấp nhận bởi WTO.
Nhóm này cũng cho rằng "để ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam phát triển tới hết tiềm năng của mình", Chính phủ cần có chính sách ưu đãi cần thiết cho sản xuất trong nước để bù đắp cho chi phí sản xuất cao trong giai đoạn "chuyển tiếp" khi thị trường ôtô của Việt Nam vẫn chưa đủ lớn.
Cụ thể, nhóm đề xuất mức ưu đãi sản xuất tuân thủ theo quy định của WTO, ví dụ mức ưu đãi tương đương 10% giá tính thuế TTĐB cho 10 năm kể từ 2018.
Bên cạnh đó, cần xóa bỏ thuế TTĐB cho dòng xe chở người 16-24 chỗ và giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại cho xe tải Pickup vì đây là những dòng xe thương mại, hỗ trợ rất nhiều cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân Việt Nam, đặc biệt là những vùng ngoại ô và liên tỉnh, liên huyện.
Ngoài ra, cần loại bỏ thuế nhập khẩu cho những linh kiện và phụ tùng ô tô mà Việt Nam chưa sản xuất được và tiếp tục rà soát những loại thuế nhập khẩu của tất cả các linh kiện và phụ tùng ô tô khác; đồng thời rà soát những loại thuế khác và tất cả những lệ phí liên quan đến ô tô phù hợp với chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đã được phê duyệt.
Theo đánh giá của VietnamFinance, tất cả những đề xuất này nếu được chấp thuận sẽ không giúp cho ngành công nghiệp ô tô phát triển mà sẽ tiếp tục giúp các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước tiếp tục duy trì các "lợi thế tự nhiên" như hiện nay, tiếp tục lũng đoạn thị trường bằng nguồn linh kiện nhập khẩu và kéo dài sự thất bại của ngành sản xuất ô tô Việt Nam.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.