Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, trong quý IV/2017, doanh thu thuần của Sabeco đạt 10.405 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 1.442 tỷ đồng, tăng 22%.
Theo Sabeco, mức tăng doanh thu trên là do sản lượng tiêu thụ quý IV năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ và Tổng công ty điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm.
Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính quý IV tăng khá mạnh (+ 61%), đạt 662 tỷ đồng. Nguyên nhân là Tổng công ty ghi nhận khoản thu nhập tài chính theo thông báo chia tổ chức từ các đơn vị thành viên (cổ tức lợi nhuận được chia là 515,7 tỷ đồng - tăng 1,7 lần).
Tuy nhiên chi phí tài chính trong quý cũng tăng rất mạnh (+ 252%) lên 93,5 tỷ đồng. Cùng với đó chi phí bán hàng tăng 74%, lên 477 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp gần như không thay đổi (đạt 127 tỷ đồng).
Theo giải trình từ Sabeco, chi phí tài chính tăng mạnh là do hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính do Tổng công ty đầu tư tại thời điểm 31/12/2017 theo quy định.
Còn chi phí bán hàng tăng mạnh là do trong năm 2017, Sabeco thay đổi mô hình quản lý chi phí hỗ trợ bán hàng. Theo đó chuyển các khoản chi phí hỗ trợ bán hàng từ công ty con 100% vốn là Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn về Tổng công ty thực hiện ghi nhận và giải ngân. Phần thuyết minh cho thấy chi phí hỗ trợ bán hàng trong năm phát sinh là 187 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý IV/2017, Sabeco lãi trước thuế 1.588 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần đạt 34.504 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận gộp đạt 4.937 tỷ đồng, tăng 12%.
Các khoản chi phí trong năm đều tăng: chi phí tài chính tăng hơn 5 lần (đạt 105,7 tỷ đồng); chi phí bán hàng tăng hơn 2 lần (đạt 1.408 tỷ đồng); chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10% (đạt 344 tỷ đồng).
Lợi nhuận trước thuế cả năm 2017 đạt 5.390 tỷ đồng, tăng 295 tỷ đồng (tương đương tăng 6%).
Về tài sản, tổng tài sản của Sabeco tại ngày 31/12/2017 là 17.481 tỷ đồng, tăng 4.019 tỷ đồng so với năm trước, chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn.
Cơ cấu tài sản ngắn hạn cho thấy khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có mức tăng mạnh nhất - gấp 2 lần (từ 2.940 tỷ đồng lên 6.374 tỷ đồng – toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn). Tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn, tăng gấp 1,6 lần (từ 1.319 tỷ đồng lên 2.110 tỷ đồng); tiền và các khoản tương đương tiền tăng gấp 1,3 lần (từ 1.880 tỷ đồng lên 2.382 tỷ đồng).
Về nguồn vốn, nợ phải trả của Sabeco tại ngày 31/12/2017 là 5.153 tỷ đồng, tăng thêm 1.871 tỷ đồng (tương đương tăng 57%). Nợ ngắn hạn chiếm 98% tổng nợ của Sabeco.
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, "Phải trả ngắn hạn khác" là khoản mục lớn nhất (2.340 tỷ đồng) và có mức tăng nhanh nhất (gấp 2,3 lần). Đây chủ yếu là khoản cổ tức Tổng công ty phải trả (1.443 tỷ đồng) và khoản phải trả Nhà nước cho phần đánh giá quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (735 tỷ đồng).
Vốn chủ sở hữu của Sabeco hiện là 12.328 tỷ đồng, tăng 2.148 tỷ đồng, chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.