'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần Bông Sen vừa công bố tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong năm 2023.
Theo đó, công ty này có một lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng nhưng đã chậm trả lãi từ ngày 1/12/2022 cho tới nay. Tổng số tiền lãi chậm trả đã ở ngưỡng 1.056 tỷ đồng, bằng 22% dư nợ gốc.
Trong đó, số lãi thực tế công ty chỉ phải trả từ ngày 1/12/2022 cho tới này là 150,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền phạt từ việc chậm trả lãi của Bông Sen lên tới gần 911 tỷ đồng, gấp 3 lần số lãi phải trả cho trái chủ.
Lý do được phía công ty này đưa ra là tài khoản phong tỏa vì Bông Sen trong danh sách 762 công ty có liên quan đến Vạn Thịnh Phát.
Lô trái phiếu BSECH2122003 của Công ty Bông Sen có tổng giá trị 4.800 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm và được phát hành vào ngày 15/10/2021. Lãi suất được được công bố ở mức 10,5%/năm, được CTCP Chứng khoán TVSI lưu ký.
Công ty Bông Sen phát hành 4.800 tỷ đồng trái phiếu nói trên là để hợp tác đầu vào dự án 152 Trần Phú. Đến nay, công ty này đã trả được lãi của 3 kỳ cho trái chủ. Nhưng sau đó do phía đơn vị mà công ty hợp tác đầu tư không thực hiện cam kết nên bị gián đoạn việc trả lãi trái phiếu cho trái chủ.
Công ty Bông Sen từng là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), được chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần kể từ tháng 1/2005, với quy mô vốn điều lệ là 130 tỷ đồng. Sau hơn 15 năm phát triển, vốn điều lệ của Công ty Bông Sen đã tăng lên khoảng 5.000 tỷ đồng.
Sau khi được tư nhân hóa, công ty này đã nhanh chóng tạo dựng dấu ấn trong lĩnh vực bất động sản nhờ một loạt thương vụ thâu tóm lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đơn vị này sở hữu và quản lý hàng loạt khách sạn, nhà hàng ở vị trí đắc địa quanh khu vực trung tâm TP.HCM, như: khách sạn Palace Sài Gòn, khách sạn Bông Sen Sài Gòn, khách sạn Bông Sen Annex, nhà hàng Lemongrass, nhà hàng Buffet Gánh, nhà hàng Lion, nhà hàng Vegetarian, Café Brodard...
Không chỉ có mặt tại TP.HCM, Bông Sen còn nắm cổ phần chi phối tổ hợp khách sạn Daewoo tại Hà Nội vào năm 2015 với số tiền bỏ ra hơn 3.600 tỷ đồng. Dự án khách sạn 5 sao này từng là biểu tượng của Hà Nội.
Trong phiên tòa xét xử ngày 15/3, bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xác nhận Công ty Bông Sen là doanh nghiệp của gia đình bà.
Bà Lan cho biết, CTCP Bông Sen của gia đình bà chiếm 93,6 % cổ phần tại Khách sạn Daewoo Hà Nội. Gia đình bà Lan có cổ phần chi phối tại CTCP Bông Sen. Bà Lan đề nghị bán Khách sạn Daewoo và nhiều tài sản khác để khắc phục hậu quả trong vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo bà Lan, tài sản này không thể bán được do vướng về pháp lý vì trước đó đã được dùng để phát hành trái phiếu.
Về việc Bông Sen bị phong tỏa tài khoản, tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường tổ chức ngày 30/8/2023, bà Vũ Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch HĐQT Công ty Bông Sen - cho biết theo cơ quan điều tra, Bông Sen nằm trong danh sách 762 công ty có liên quan đến Vạn Thịnh Phát.
Các nội dung và kết quả làm việc với cơ quan điều tra, lãnh đạo công ty xin báo cáo và cung cấp cho cổ đông sau khi có kết luận chính thức.
Tại cuộc họp, HĐQT Công ty Bông Sen đưa ra phương án thanh lý tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ của lô trái phiếu. Tài sản bao gồm cổ phần, phần vốn góp và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số dự án "đất vàng" TP.HCM như khách sạn Palace, khách sạn Bông Sen 2...
Bà Hạnh cũng cho hay việc thông qua nội dung thanh lý tài sản để xử lý lô trái phiếu sẽ chỉ thực hiện sau khi có kết luận và phương án xử lý của cơ quan điều tra. Nguyên nhân là hiện công ty không được phép thay đổi, dịch chuyển tài sản.
Nửa đầu năm 2023, Công ty Bông Sen lỗ 280 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Công ty Bông Sen là 6.973 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 13.500 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.