'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 23/4, các nhà chức trách thuộc cơ quan quản lý cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) đã đột kích vào cơ sở ở Hà Lan và Ba Lan của Nuctech. Đây là công ty Trung Quốc chuyên sản xuất các hệ thống máy soi quét để kiểm tra hàng hóa, hành lý và hành khách tại các cảng biển, sân bay và các trạm kiểm soát biên giới - trên toàn châu Âu.
Trong thông báo đưa ra 1 ngày sau đó, Nuctech, một phần thuộc sở hữu nhà nước, cho biết: “Các văn phòng của Nuctech ở Hà Lan và Ba Lan đang bị Ủy ban châu Âu kiểm tra liên quan đến Quy định trợ cấp nước ngoài”.
Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU sau đó cho biết họ được thông báo rằng thiết bị công nghệ thông tin và điện thoại di động của nhân viên Nuctech đã bị các cơ quan quản lý thu giữ và yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu.
“Nuctech đang hợp tác với Ủy ban châu Âu và cam kết bảo vệ danh tiếng của mình là một nhà điều hành kinh tế hoàn toàn độc lập và tự túc”, đại diện của Nuctech nêu rõ.
Thông tin về cuộc kiểm tra, Uỷ ban châu Âu (EC) cho hay cơ quan này đã “phát hiện có dấu hiệu cho thấy công ty được kiểm tra có thể đã nhận được trợ cấp nước ngoài, điều này có thể làm biến dạng thị trường nội địa theo quy định về trợ cấp nước ngoài”.
Theo thông báo của EC, các nhà chức trách của EU đã “đi cùng với các đối tác từ cơ quan cạnh tranh quốc gia của các quốc gia thành viên nơi các cuộc kiểm tra được thực hiện”.
Hồi năm 2022, Nuctech cũng bị Cục Công nghiệp và An ninh, Thương mại Mỹ đưa vào danh sách đen.
Hãng tin Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn những tài liệu mà báo này có được cho biết chính quyền Mỹ đã tìm cách thuyết phục chính phủ các nước châu Âu chấm dứt sử dụng thiết bị giám sát của công ty Nuctech của Trung Quốc, cho rằng việc tăng cường sự hiện diện của công ty này tại châu Âu có thể đe dọa hoạt động kinh doanh và an ninh của phương Tây.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 24/4, Phòng Thương mại Trung Quốc (CCCEU) tại EU bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng về các cuộc thanh tra không báo trước” và chỉ trích Brussels vì đã không trực tiếp nêu quan ngại với công ty hoặc chính quyền Trung Quốc.
Họ cho rằng “các hành động của EU gửi đi một thông điệp bất lợi không chỉ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn đối với tất cả các công ty ngoài EU đang hoạt động kinh doanh trong khối”.
Một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc thì nhấn mạnh rằng cuộc đột kích đã làm suy yếu niềm tin của tất cả các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động của họ ở châu Âu" và cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các công ty nước này.
“Phía châu Âu bày tỏ ý định vũ khí hóa Quy định trợ cấp nước ngoài như một công cụ để đàn áp các công ty Trung Quốc hoạt động hợp pháp ở châu Âu”, CCCEU nhấn mạnh thêm.
Các quan chức Trung Quốc cho rằng EC nên “tuân thủ cam kết của mình đối với thị trường mở và các nguyên tắc của một sân chơi bình đẳng, đồng thời ngừng sử dụng mọi lý do để đàn áp và cản trở một cách vô lý các công ty Trung Quốc”.
Ủy ban châu Âu đã tiến hành bốn cuộc điều tra chống lại các công ty Trung Quốc kể từ khi Quy định trợ cấp nước ngoài được ban hành vào tháng 7/2023. Quy định này cho phép cơ quan điều hành đánh giá liệu các khoản trợ cấp có cho phép các công ty đưa ra những đề nghị có lợi thế quá mức trong đấu thầu mua sắm để vượt qua các đối thủ EU hay không.
Chính phủ Trung Quốc và các nhà vận động hành lang cho các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu đã phản đối Quy định trợ cấp nước ngoài khi quy định này nhanh chóng trở thành công cụ lựa chọn của EC khi cố gắng giải quyết những bất bình kinh tế với Bắc Kinh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.