Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tuyến đường sắt Subic-Clark trị giá 50 tỷ peso (868 triệu USD) là một trong 3 dự án mà Philippines từng thỏa thuận vay vốn với Trung Quốc.
Dự án nhằm mục đích tăng cường kết nối giữa Vịnh Subic và Clark, Manila và tỉnh Batangas trên đảo Luzon chính của đất nước và đẩy nhanh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt, cảng, năng lượng sạch, chuỗi cung ứng chất bán dẫn và kinh doanh nông nghiệp.
Truyền thông địa phương cho hay Subic từng là căn cứ sửa chữa và tiếp tế của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, còn Clark từng là căn cứ của Không quân Mỹ. Cả 2 đã được chuyển đổi thành các khu kinh tế và chế xuất.
Cụ thể, dự án bao gồm việc xây dựng đường băng thứ hai của Sân bay Quốc tế Clark, trị giá khoảng 174 triệu USD và một trung tâm Nhà ga Thực phẩm Quốc gia Clark rộng 64ha, nhằm đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành quốc gia dẫn đầu về thực phẩm, trung tâm tài nguyên nông nghiệp trong khu vực. Nhà ga thực phẩm ước tính trị giá 152 triệu USD.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana cho hay: “Chúng tôi chưa từ bỏ dự án đường sắt Subic-Clark nhưng tôi cảm thấy 'thoải mái hơn' nếu Mỹ và Nhật Bản tiếp quản dự án".
Ông Delfin Lorenzana hiện là người đừng đầu Cơ quan Phát triển và Chuyển đổi Căn cứ, chuyên giám sát sự phát triển của các căn cứ quân sự cũ.
“Nếu không phải họ thì có thể là Hàn Quốc hoặc các quốc gia khác thân thiện với chúng tôi”, ông Lorenzana nói thêm.
Cũng theo ông Lorenzana, Chính phủ Philippines cũng đang xem xét tìm kiếm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Tuyến đường sắt này dự kiến tạo thành một phần của Hành lang kinh tế Luzon, một minh chứng về hợp tác kinh tế giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã được ấp ủ trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo vào tuần trước tại Nhà Trắng.
Ông Lorenzana cho biết cả Subic và Clark là những địa điểm “rất chiến lược” có thể tổ chức các ngành công nghiệp từ hậu cần đến sản xuất.
“Subic là một trong số ít cảng nước sâu có thể tiếp nhận mọi kích cỡ tàu và an toàn trước bão trong khi Clark có không gian rộng lớn. Và chúng tôi có sẵn nhân lực có thể được đào tạo để thực hiện công việc", vị quan chức Philippines nhấn mạnh thêm.
Leo thang căng thẳng với Trung Quốc
3 dự án đường sắt quốc gia phía Nam PNR, trị giá 142 tỷ peso (2,5 tỷ USD); dự án Mindanao MRP đoạn Tagum – Davao - Digos trị giá 83 tỷ peso và dự án đường sắt Subic - Clark trị giá 51 tỷ peso, đều từng được trao cho các đối tác Trung Quốc.
Trung Quốc đã đồng ý tài trợ cho 3 dự án này dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Chính phủ của người kế nhiệm ông là Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã xem xét lại các thỏa thuận do thiếu tiến triển từ phía Trung Quốc.
Tới tháng 10 năm ngoái, Philippines tuyên bố không tiếp tục theo đuổi các khoản vay của Trung Quốc để tài trợ cho 3 dự án đường sắt trị giá hơn 5 tỷ USD và đã bắt đầu thảo luận với các nước khác ở châu Á về các thỏa thuận tài chính thay thế.
Động thái của Manila diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. mới đây đã khởi động Hành lang kinh tế Luzon trong cuộc gặp ngày 11/4 và một sự kiện ba bên nhằm thúc đẩy đầu tư vào dự án đang được lên kế hoạch tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu ở Manila vào tháng 5 tới.
Philippines đang nhắm tới các thỏa thuận đầu tư trị giá khoảng 100 tỷ USD trong vòng 5 đến 10 năm tới kể từ hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa nước này với Mỹ và Nhật Bản.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.