'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một loạt quyết định nhằm điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, có hiệu lực từ ngày 17/3.
Một số lãi suất điều hành chính được điều chỉnh giảm có thể kể đến như: lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm; trần lãi suất huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm.
Cùng với đó, trần lãi suất huy động được giảm 0,25%, xuống còn 4,75%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng – dưới 6 tháng; trần lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm.
Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là kịp thời, tuy nhiên mức giảm là không thực sự mạnh.
Lý giải cho điều này, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng lạm phát ở mức cao hơn thông thường (tháng 2 trên 5%, cao hơn so với mục tiêu không quá 4% của Chính phủ) là một trong những nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước có phần "dè dặt" nhất định trong việc giảm lãi suất điều hành.
Chuyên gia của BVSC dự báo với diễn biến cung-cầu hàng hóa do ảnh hưởng của dịch bệnh như hiện nay, nhiều khả năng lạm phát của Việt Nam sẽ theo chiều hướng giảm trong các tháng tới, qua đó có thể tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn khi cần thiết.
Đồng quan điểm, TS. Luật sư Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM cho hay Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành theo hướng phù hợp với mức lạm phát, tỷ giá cũng như chỉ tiêu cân đối vĩ mô khác. Ông cũng nhấn mạnh hơn đến yếu tố lạm phát, khi chỉ số này tháng 2 cao hơn đáng kể dự trù ban đầu (4%).
Vị chuyên gia này kỳ vọng lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ giảm đi.
Trong một báo cáo chuyên đề về động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng dự báo rằng mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới.
Có 2 cơ sở chính cho dự báo này được KBSV nêu ra. Một là do tác động của dịch Covid-19, nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh (thể hiện qua tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,06%, thấp nhất trong vòng 6 năm), trong khi đó thanh khoản hệ thống ở trạng thái dồi dào.
Thứ hai, chi phí huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng giảm, kết hợp với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ.
KBSV kỳ vọng mức giảm cụ thể vào khoảng 0,5%/năm.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất nói chung và lãi suất cho vay nói riêng giảm ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng "trăm năm có một" lần này, đây lại không phải là yếu tố quan trọng nhất tác động đến lợi nhuận ngân hàng.
Về cơ bản, giới chuyên gia đồng tình rằng động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trước mắt là để gia tăng thanh khoản cho các ngân hàng, đồng thời với đó là hạ chi phí vốn, tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động các biện pháp hỗ trợ khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Lãi suất cho vay có thể hạ trong tương lai nhưng theo nhận định của TS. Luật sư Bùi Quang Tín, điều này chủ yếu tác động đến các khoản vay mới, bởi các khoản vay cũ vẫn bị ràng buộc bởi các hợp đồng thỏa thuận giữa đôi bên.
Đối với hợp đồng vay cũ, ông Tín đánh giá rằng rất khó để ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, trừ khi khách hàng phải có chứng cứ chứng minh thiệt hại gây ra bởi dịch Covid-19.
"Bản thân các doanh nghiệp cũng chờ các động tác mạnh mẽ hơn nữa từ phía các ngân hàng thương mại", TS. Luật sư Bùi Quang Tín nhấn mạnh.
"Động thái mạnh mẽ hơn" này buộc ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận.
PGS. TS Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế Vĩ mô – Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng trong mấy năm qua, ngành ngân hàng đã báo lãi rất lớn, vì vậy đến lúc có khó khăn các ngân hàng nên và cần chia sẻ với doanh nghiệp bằng cách giãn nợ, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, giúp họ tồn tại qua được dịch bệnh.
"Ngân hàng phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh này, vì doanh nghiệp có sống được thì ngân hàng mới sống được, doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng chết theo", vị chuyên gia nêu quan điểm. Thậm chí, "ngay cả xác định năm nay không có lãi thì các ngân hàng cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp thôi", ông nói.
Trên trang facebook cá nhân, TS Lê Hồng Giang, chuyên gia kinh tế - tài chính đang làm việc tại Úc đã dẫn nguyên văn lời cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers khi nói về bản chất của cuộc khủng hoảng lần này: "Economic time has been stopped, but financial time has not been stopped". Tạm dịch là "Hoạt động kinh tế dừng lại nhưng hoạt động tài chính thì không dừng lại".
TS Giang bình luận, đây chính là vấn nạn mà cả thế giới đang phải đối mặt. Trong khi nhà hàng, khách sạn, hãng hàng không... không bán được hàng nữa (không có doanh thu), lãi ngân hàng, tiền thuê mặt bằng, thuê nhân công vẫn phải trả, nghĩa là "economic time" của các doanh nghiệp đó đã dừng lại nhưng "financial time" thì không dừng.
"Điều này vừa đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản/đóng cửa vừa làm các chủ nợ (theo nghĩa rộng) phải gánh thêm nợ xấu, rồi lâu quá họ cũng sẽ phá sản", TS Lê Hồng Giang nhìn nhận.
Theo TS Giang, giải pháp cho cuộc khủng hoảng lần này là bằng cách nào đó làm "financial time" dừng lại, hoặc ít ra chạy chậm lại để chờ "economic time" phục hồi, sẽ giúp giảm tác động xấu của Covid-19 vào nền kinh tế và xã hội nói chung.
Khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay... là một trong những cách thức để thực hiện giải pháp này. Và điều này chắc chắn ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
Trên thực tế, đứng trước khủng hoảng, hy sinh lợi nhuận là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là ngân hàng lựa chọn thế nào: hy sinh lợi nhuận trước mắt để hỗ trợ tối đa khách hàng, đổi lại là nhiều khách hàng vượt qua khủng hoảng hơn, nợ xấu ít hơn, kéo theo tài sản ngân hàng lành mạnh hơn và triển vọng lợi nhuận tương lai tươi sáng hơn; hay chỉ hỗ trợ "cầm chừng" khách hàng sao cho ảnh hưởng không quá lớn để lợi nhuận ngân hàng, nhưng đổi lại các năm sau đó phải "mệt mỏi" với đống nợ xấu phát sinh?
Rõ ràng, đứng trên khía cạnh lợi nhuận ngân hàng, xét về tổng thể thì phương án hỗ trợ tối đa khách hàng sẽ hiệu quả hơn, bởi nợ xấu phát sinh ít hơn, trong khi nợ gốc cũng như nợ lãi không trả lúc này thì trả lúc sau nếu khách hàng vượt qua được đại dịch.
Tuy nhiên, liệu ngân hàng nào dám chấp nhận "cú sốc" lợi nhuận, dù đó chỉ làm tạm thời?
Lựa chọn "cân não" này sẽ ảnh hưởng lớn đến bức tranh ngân hàng thời gian tới. Nếu không chấp nhận "cú sốc" lợi nhuận, nhiều khả năng ngành ngân hàng sẽ lại lặp lại chu trình xử lý nợ xấu cũ với đặc điểm là kéo dài nhiều năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.