Cuộc chiến thép không gỉ: 'Đại gia Hàn Quốc' Posco VST đấu 32 doanh nghiệp Việt

Minh Nguyệt - 04/01/2023 09:47 (GMT+7)

(VNF) - 32 doanh nghiệp thép không gỉ vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng liên quan đến mặt hàng thép không gỉ seri 200.

VNF
1

Theo dự kiến, từ ngày 01/01/2023, các sản phẩm dòng thép series 200 (bao gồm thép không gỉ mác 201-GD1 và 201-GD2) sẽ được thêm vào Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thép không gỉ (TCVN) làm đồ gia dụng. 

Trước đó, 13 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép không gỉ khác đã đồng loạt ký vào đơn kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng xem xét không đưa sản phẩm thép series 200 vào TCVN.

Đại diện 32 nhà sản xuất và kinh doanh thép không gỉ tại Việt Nam cho biết cuối năm 2019, họ được biết mặt hàng thép không gỉ seri 200 sẽ không được lưu hành trên thị trường kể từ 01/01/2020 - khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ (QCVN:2019/BKHCN) ra đời và có hiệu lực.

32 doanh nghiệp đại diện cho đa số các nhà sản xuất lớn của Việt Nam về thép không gỉ đã cùng thống nhất ký đơn kiến nghị về nội dung và thời gian áp dụng của QCVN:2019/BKHCN. Kiến nghị của họ đã được xem xét và chấp thuận, Bộ Khoa học và Công nghệ ra văn bản lùi ngày thực hiện QCVN:2019/BKHCN đến hết 31/12/2022 để các doanh nghiệp trong nước tìm giải pháp.

“Trung tuần tháng 11/2022 vừa qua, tại hội nghị các TCVN về thép không gỉ làm khuôn mẫu và đồ gia dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ, kết luận của các nhà khoa học sau gần một năm nghiên cứu về chất lượng và khả năng áp dụng của sản phẩm seri 200, cụ thể là 02 sản phẩm GD1 và GD2 - tại thị trường Việt Nam đủ đạt TCVN đối với thép không gỉ. Chính vì vậy mà chúng tôi - các nhà sản xuất thép không gỉ của Việt Nam rất ngạc nhiên và phẫn nộ khi thấy doanh nghiệp Posco VST (Hàn Quốc) và một số ít doanh nghiệp của Việt Nam làm đơn phản đối quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc đưa sản phẩm GD1 và GD2 vào tiêu chuẩn quốc gia”, đại diện 32 doanh nghiệp chia sẻ.

Văn bản kiến nghị của 32 doanh nghiệp thép không gỉ

Đại diện 32 nhà sản xuất và kinh doanh thép không gỉ tại Việt Nam cho rằng, 13 doanh nghiệp cùng đứng đơn phản đối nêu đều là những bạn hàng với Posco, chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại đang kinh doanh mặt hàng thép không gỉ dạng cuộn cán nguội của Posco, hoàn toàn không tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng seri 200 nên không thể hiểu biết một cách đầy đủ về thị trường của mặt hàng này tại Việt Nam.

"Chỉ là thiểu số trong hàng trăm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép không gỉ tại Việt Nam, đồng thời lại không tham gia vào thị trường thép không gỉ seri 200 trong nhiều năm, quan điểm của Posco và 13 doanh nghiệp kia không thể là tiếng nói của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép không gỉ tại Việt Nam".

Đại diện cho 32 doanh nghiệp đồng thời nhấn mạnh, việc đưa ra đánh giá về sản phẩm GD1 và GD2 là sản phẩm chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn của Posco là hoàn toàn sai, không hề có căn cứ.

Tránh công ty nước ngoài trục lợi, độc quyền phân phối hàng hoá

Trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, 32 doanh nghiệp nêu rõ: “Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, tổng sản lượng thép không gỉ tiêu thụ trong nước năm 2022 là khoảng 381.000 tấn, trong đó mặt hàng thép không gỉ seri 200 có sản lượng vào khoảng 104.000 tấn, chiếm tỷ trọng khoảng 27,3%. Trong thực tế, nếu sản phẩm thép GD1&GD2 không được phép tiếp tục nhập về Việt Nam, thì người chịu thiệt thòi nhất chính là người tiêu dùng và nền kinh tế của Việt Nam".

Cũng theo 32 doanh nghiệp này, các chủng loại thép trên chủ yếu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gia dụng như: móc treo, máng đèn, bàn, ghế, lan can cầu thang, các loại máng thức ăn gia súc, đồ gia dụng, trang thiết bị nội thất, vỏ các loại máy móc thiết bị, chi tiết phụ kiện của rất nhiều ngành hàng... nhằm thay thế cho các sản phẩm tương tự dùng bằng thép, thép mạ kẽm với ưu điểm có tính chống ăn mòn chấp nhận được, dễ gia công, cơ tính tốt. Các sản phẩm này không gây nguy hại cho người sử dụng, có giá thành phải chăng, được người tiêu dùng chấp nhận.

Một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp này muốn đề cập đến về chủng loại sản phẩm thép không gỉ seri 200 là các nhà sản xuất thép không gỉ của Việt Nam đã và đang xuất khẩu loại hàng này sang các nước tiên tiến như Hà Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và ngay cả ở quốc gia quê hương của Posco VST là Hàn Quốc.

Theo đại diện các doanh nghiệp này, nếu các chủng loại thép này không còn tồn tại trên thị trường Việt Nam, người tiêu dùng sẽ phải sử dụng sản phẩm thép khác có giá đắt hơn, thừa công năng sử dụng, có thể thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam khi đó sẽ phải khoanh tay đứng ngoài sân chơi quốc tế và nguy cơ lớn hơn nữa là các thành phẩm, sản phẩm gia dụng được sản xuất bằng loại thép này sẽ được nhập vào thị trường Việt Nam sẽ cạnh tranh hoàn toàn với sản phẩm được sản xuất trong nước về giá. Điều này sẽ tổn hại đến nền sản xuất cơ khí trong nước, gây nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh các nhà sản xuất trong nước đang cố gắng tồn tại sau đại dịch Covid-19.

"Chính vì vậy, chúng tôi rất mong Thủ tướng và các lãnh đạo Bộ xem xét cho sự cần thiết của việc áp dụng QCVN cho chủng loại thép không gỉ seri 200, cụ thể là mặt hàng GD1 và GD2. Được như vậy không những góp phần làm cho thị trường thép không gỉ được minh bạch hóa về chất lượng, người tiêu dùng có thêm hiểu biết và thêm nhiều lựa chọn phù hợp khả năng tài chính - mà còn tránh được việc các công ty lớn của nước ngoài trục lợi vào sự thiếu thông tin của người tiêu dùng, độc quyền phân phối hàng hóa”, 32 doanh nghiệp đưa ra kiến nghị.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.